Hậu quả từ sự nóng lên toàn cầu vượt quá 1,5⁰C so với mức độ tiền công nghiệp, sẽ gây ra mối đe dọa lớn đối với sức khỏe con người và khiến nhiều khu vực trên hành tinh không thể sinh sống được.
Khi con người bắt đầu đốt nhiên liệu hóa thạch thời kỳ Cách mạng Công nghiệp, nhiệt độ trên toàn thế giới đã tăng khoảng 1⁰C.
Nhiệt độ trên Trái đất ngày càng nóng lên, buộc các quốc gia phải nhanh chóng chuyển dịch năng lượng để giảm thiểu vấn đề này. (Ảnh minh họa: Geo).
Vào năm 2015, 196 quốc gia đã ký Thỏa thuận Paris với mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5⁰C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Ở khắp mọi nơi, biến đổi khí hậu đang gây ra một số biến động nhất định, ít nhiều có thể dự kiến được. Trong số những hậu quả dễ thấy nhất từ vấn đề này là sự gia tăng các vụ hỏa hoạn, sóng nhiệt, nắng nóng, lũ lụt ngày càng nhiều và dữ dội, thậm chí làm giảm năng suất nông nghiệp.
Hậu quả có thể dẫn đến giảm năng suất nông nghiệp, gia tăng căng thẳng về nước, thậm chí khủng hoảng an ninh lương thực.
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học PNAS của Mỹ đã cảnh báo chúng ta về thực tế rằng, ngày nào đó một số khu vực trên thế giới có thể trở thành nơi không thể sinh sống đối với con người.
Đột quỵ gia tăng do biến đổi khí hậu
Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, sự nóng lên toàn cầu vượt quá 1,5⁰C so với mức tiền công nghiệp, gây ra thiệt hại ngày càng nghiêm trọng đối với sức khỏe con người.
Người dân sinh sống tại Thung lũng Indus, Ấn Độ sẽ không thể ở được nếu nhiệt độ khu vực này vượt quá 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. (Ảnh minh họa: Science et vie).
Theo giả thuyết này, hàng tỷ người sẽ phải đối mặt với nhiệt độ và độ ẩm cực cao mỗi năm và cơ thể con người không thể thích nghi khi kết hợp lâu dài của hai yếu tố này. Nó có thể dẫn đến các phản ứng bao gồm say nắng, đau tim gây đột quỵ có thể khiến con người tử vong.
Các nhà khoa học đã lập mô hình mức tăng nhiệt độ toàn cầu từ 1,5⁰C đến 4⁰C, ngưỡng có thể đạt được nếu sự nóng lên toàn cầu tăng tốc. Sau đó, họ xác định các khu vực trên hành tinh, nơi biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến mức nhiệt và độ ẩm vượt quá giới hạn của con người.
Nhiệt độ đã vượt quá giới hạn chịu đựng của con người
Theo nghiên cứu công bố bởi các nhà nghiên cứu bang Pennsylvania (Mỹ) vào năm 2022, giới hạn nhiệt độ môi trường của "bóng đèn ướt", thuật ngữ này dùng để chỉ nhiệt độ của không khí bão hòa hơi ẩm, đối với những người trẻ tuổi và khỏe mạnh hơn là khoảng 31⁰C.
Tuy nhiên, ngoài nhiệt độ và độ ẩm, ngưỡng cụ thể của mỗi cá nhân tại một thời điểm nhất định cũng phụ thuộc vào mức độ thích nghi của họ. Các yếu tố môi trường như bức xạ Mặt Trời và tốc độ gió cũng sẽ có những tác động đến sức khỏe chúng ta.
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh, thực tế là nhiệt độ và độ ẩm vượt quá giới hạn của con người chỉ ghi nhận một số lần giới hạn trong lịch sử loài người, nó chỉ diễn ra trong vài giờ ở khu vực ở Đông Nam Á và Trung Đông.
Nếu nhiệt độ toàn cầu tăng 2⁰C so với thời kỳ tiền công nghiệp, nhiều người Pakistan sẽ phải trải qua nhiều giờ nắng nóng mỗi năm, vượt quá khả năng chịu đựng của con người.
Mùa hè vừa qua, nhiều thành phố trên thế giới ghi nhận mức nhiệt kỷ lục trong thời gian dài (Ảnh minh họa: Le Figaro).
Điều tương tự xảy ra với dân số ở Thung lũng Indus (Ấn Độ), 800 triệu dân ở châu Phi cận Sahara và hàng tỷ dân ở miền đông Trung Quốc.
Các khu vực nêu trên sẽ hứng chịu những đợt nắng nóng rất ẩm. Các nhà nghiên cứu cho biết những điều này có thể đặc biệt nguy hiểm cho sức khỏe của chúng ta vì không khí không thể hấp thụ độ ẩm quá mức.
Các nước thu nhập thấp bị ảnh hưởng nặng nề
Kết quả cho thấy những khu vực này, phần lớn thuộc các quốc gia có thu nhập thấp hoặc trung bình. Điều đó đồng nghĩa với việc, những người bị ảnh hưởng bởi tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu không nhất thiết phải có điều hòa không khí hoặc bất kỳ thiết bị nào để giảm thiểu tác động của nhiệt.
Giả thuyết cuối cùng được đưa ra, nếu sự nóng lên toàn cầu ở mức 3⁰C, trên mức tiền công nghiệp, mức nhiệt và độ ẩm vượt quá khả năng chịu đựng của con người sẽ ảnh hưởng đến bờ biển phía đông và miền trung Hoa Kỳ, từ Florida đến New York, Houston-Chicago, quốc gia Úc và Nam Mỹ.
Nhà khí hậu học Daniel Vecellio, xác nhận các kết quả được nghiên cứu nêu bật: "Những mô hình này có hiệu quả trong việc dự đoán xu hướng, nhưng chúng không cho phép chúng tôi dự đoán các sự kiện cụ thể".
Để hỗ trợ lý luận của mình, ông đã đề cập đến đợt nắng nóng tấn công Oregon, khiến hơn 700 người thiệt mạng vào năm 2021.