Tác hại của các hóa chất lên 5 bộ phận trong cơ thể

Các nhà nghiên cứu cho biết, các chất hóa học ảnh hưởng tới giới tính ngày càng phổ biến nhưng chúng chỉ là phần nổi của tảng băng. Còn rất nhiều hóa chất khác tác động tới cơ thể con người hằng ngày hằng giờ.

1. Não bộ

Tự kỷ: Organophosphates tìm thấy trong nhiều thuốc trừ sâu và làm tăng nguy cơ tự kỷ. Một nghiên cứu trên tạp chí Molecular Pssychiatry đã nhận dạng được 3 sự biến đổi gene mà có thể gây tổn thương thần kinh và thủ phạm là chất organophosphates. Và nếu phơi nhiễm đến mức cơ thể “dôi dư” chất này thì sẽ làm gia tăng nguy cơ bị tự kỷ.

Chậm phát triển: Một số loại chất độc thần kinh khác (gây hại cho não bộ) là thủy ngân và polychlorinated biphenyls (PCBs) và 2 chất này tìm thấy trong hải sản. Những trẻ ăn nhiều cá có chứa chất này sẽ có chỉ số IQs thấp hơn và khó tập trung hơn.

Lúc đầu người ta cho là chất này có nhiều trong các loài cá lớn như cá thu, cá maclin, cá mập và cá kiếm nhưng thực tế, các chất này cũng tìm thấy trong cá tráp biển (sea bream), cá vược biển (sea bass), cá bơn, cá hồi rock và thịt cua nâu.

Tổ chức Tiêu chuẩn thực phẩm khuyên trẻ em và phụ nữ mới sinh nên hạn chế uống dầu cá bởi vì các chất độc này tích lũy trong mỡ béo và lời khuyên chung là chỉ nên uống 2 lần/tuần.

2. Tim

Tắc động mạch: các nghiên cứu cho thấy không khí ô nhiễm góp phần gây ra bệnh tim.

Một nghiên cứ tại Mỹ đã chỉ ra rằng những người có chỉ số PM2.5, chất tìm thấy trong khói xe ô tô, tăng cao sẽ có nguy cơ xơ vữa động mạch, nguyên nhân góp phần gây ra bệnh tim.

Những chất này cũng tìm thấy trong những ngôi nhà mà xung quanh đang xây dựng nhưng bạn có thể giảm chất độc hại này bằng cách hút bụi thường xuyên.

Bệnh tim: theo các nhà nghiên cứu ở trường Y Peninsula (Anh) Bisphenol A (BPA), thành phần dùng trong sản xuất bao bì đóng gói đồ uống và thực phẩm bằng nhựa, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường.

Hãy nhìn vào các ký hiệu trên chai nhựa. Nếu bạn thấy hình tam giác với số 7 ở trong thì chứng tỏ đồ vật đó có sự hiện diện của BPAs.

3. Ngực

Ung thư: một số nghiên cứu chỉ rõ sự liên quan giữa ung thư vú và phthalates - một chất giả hormone được dùng khá phổ biến trong các sản phẩm nhựa mềm và ổn định chất thơm.

Mặc dù ngành công nghiệp nhựa khẳng định chất này an toàn nhưng năm 2005, EU đã cấm dùng chất này trong đồ chơi trẻ em. Tuy nhiên, phthalate vẫn được sử dụng rộng rãi trong ngành sản xuất giày, màn tắm, đồ đạc nhựa, thảm sàn và nhiều đồ gia dụng khác.

Ngoài chất phthalate, chất khử mùi cũng đang gây tranh cãi. Một số nghiên cứu nhỏ cho thấy parabens và aluminium trong tế bào mô vú (2 chất này đều có trong chất khử mùi) có khả năng giả bắt chước hormone oestrogen ở người, liên quan với một số loại u ác tính. Tuy nhiên, một số nghiên cứu trên phổ rộng cho thấy không có bằng chứng nào cho thấy các chất này gây ung thư.

4. Cơ quan sinh sản

Vô sinh: Ghế bành, tivi, laptop hay thảm đều có thể chứa chất cháy chậm PBDEs. Các nhà nghiên cứu ở trường ĐH California đã đo nồng độ chất PBDE trong 200 mẫu máu của phụ nữ và phát hiện ra rằng những phụ nữ có mẫu máu tập trung cao nhất chất này sẽ khó thụ thai hơn.

5. Da dẻ

Chứng viêm da: Sodium lauryl sulphate, một loại bọt dùng trong kem đánh răng, dầu gội, mỹ phẩm và các sản phẩm da, có thể gây ung thư nhưng quan điểm này đã bị Hiệp hội Ung thư Mỹ bác bỏ.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra rằng nó có thể gây kích ứng da và gây viêm da tiếp xúc.

Theo Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video