Không giống với kim tự tháp ở Ai Cập gắn với lịch sử Pharaoh, những công trình này ở Trung Quốc lại lưu giữ nhiều bí ẩn tâm linh chưa được khám phá đến tận ngày nay.
Hầu hết các kim tự tháp Trung Quốc còn sót lại đến ngày nay không được công nhận là di tích lịch sử và đang đấu tranh chống lại sự tàn phá của thời gian. Người đầu tiên phát hiện những bức tường lớn của kim tự tháp tại tỉnh Tây An là phi công người Mỹ James Gaussman vào cuối Chiến tranh thế giới thứ hai.
Năm 1947, một phi công Mỹ khác, quan tâm đến truyền thuyết về kim tự tháp “Đại Bạch” bí ẩn của Gaussman, đã bay đến gần công trình để tìm hiểu. Ông ước tính kỳ quan cổ đại này cao gần 1.200m so với kim tự tháp Giza vĩ đại của Ai Cập, chỉ cao khoảng 400m.
Những kim tự tháp bí ẩn ở Trung Quốc thu hút sự chú ý của giới thám hiểm phương Tây. (Ảnh: CW)
Tuy nhiên, kim tự tháp kỳ diệu này vẫn là một bí mật được bảo vệ và giấu kín khỏi con mắt tò mò của những người thám hiểm. Nhà khảo cổ người Đức Hartwig Hausdorf đã cố gắng quay phim và chụp ảnh công trình cổ khổng lồ trong khi phải lẩn tránh quân đội Trung Quốc tuần tra trên không phận sa mạc Xi’an.
Tuy không thể tìm thấy kim tự tháp của Gaussman, cuốn sách năm 1994 của Hausdorf, "Kim tự tháp trắng", nêu chi tiết những phát hiện của ông về các công trình khác được tìm thấy trong khu vực, thu hút mối quan tâm lớn cho những kho báu cổ xưa này.
Khám phá bí mật
Năm 2000, Trung Quốc công nhận có khoảng 400 kim tự tháp ở khu vực Sơn Tây, phía bắc tỉnh Tây An. Nhỏ hơn so với kim tự tháp "Đại Bạch" huyền thoại, những di tích cổ xưa này được coi là những ngôi mộ của người Trung Quốc cổ đại. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng chúng phục vụ mục đích khác bí ẩn hơn. Hausdorf thậm chí khẳng định rằng những công trình này có nguồn gốc từ người ngoài hành tinh.
Niên đại của những kim tự tháp này cũng là một câu hỏi lớn. Phân tích bức ảnh chụp từ trên không của một kim tự tháp ở phía đông của Xi’an, nhà nghiên cứu văn minh cổ đại và tác giả Graham Hancock xác định rằng bố cục của chúng trùng khớp với chòm sao Gemini – một dấu hiệu của nền văn minh phương Tây xuất hiện từ năm 10,500 trước Công nguyên.
Một kim tự tháp trên cao nguyên Xi'an, Trung Quốc. (Ảnh: CW)
Phần lớn các kim tự tháp sau này thuộc về triều đại Đông Phương (1032-1227) đang ở trong trạng thái vô cùng đổ nát, có nguy cơ sụp đổ hoàn toàn. "Toàn bộ khu vực chôn cất hoàng tộc và các vương gia có nguy cơ biến mất", Wenzhen - người phụ trách văn phòng hành chính của di tích nghĩa trang này trả lời trên tờ Tân Hoa Xã.
Theo Wenzhen, phần lớn các ngôi mộ triều đại nhà Hạ, nằm ở vùng Ninh Hạ, cũng đang gặp phải vấn đề tương tự và một số thậm chí có thể được xếp vào danh mục “tàn tích”. Theo Tân Hoa Xã, chính phủ đã đầu tư khoảng 1.25 triệu USD để phục hồi các ngôi mộ nhưng xói lở không dừng lại.
Bí ẩn của Kim tự tháp Tần Thủy Hoàng
Hoàng đế Tần Thủy Hoàng nổi tiếng trong sử sách như một vị bạo chúa ám ảnh về sự bất tử. Chính tham vọng này là thứ đã thúc đẩy ông xây dựng một trong những kỳ quan hấp dẫn và hùng vĩ nhất trên hành tinh: "Đội quân Đất nung". "Đội quân" này sống động đến từng chi tiết và tinh xảo đến mức không có hai bức tượng nào hoàn toàn giống nhau, khiến một số người tin rằng đó là những người thật bị chôn sống và hóa thành.
Theo các tài liệu cổ của Trung Quốc, Hoàng đế nhà Tần đã cố gắng xây lăng mộ của mình theo hình dáng kim tự tháp với một bản sao chính xác của lãnh thổ Trung Quốc trên nền lăng mộ.
Hiện tại, kim tự tháp này cao gần 200m nhưng sử liệu ước tính rằng khi được xây dựng vào 2.200 năm trước, chiều cao của nó đạt khoảng 320m. Chiều rộng từ đông sang tây là khoảng 1.000m. Quần thể rộng lớn này bao gồm nhiều kim tự tháp nhỏ hơn bên trong với đất và thảm thực vật phong phú, hệ thống bẫy tinh vi và dòng sông thủy ngân độc hại ngăn chặn những kẻ trộm mộ tới đây tìm kiếm kho báu.