Nằm trong số những thực vật sống lâu đời nhất trên Trái Đất, các loài cây khổng lồ phải đối mặt với một loạt nguy cơ từ nạn phá rừng, hạn hán và biến đổi khí hậu.
Cự sam (Sequoiadendron giganteum)
Theo Discovery News, cự sam chỉ mọc trong 75 khu rừng nhỏ dọc sườn núi phía tây dãy Sierra Nevada ở California, Mỹ. Cây cao nhất được tìm thấy có kích thước 84 m. Cự sam đang bị đe dọa từ biến đổi khí hậu. Mùa hè dài hơn và hạn hán khiến lớp băng tuyết không đủ dày để cây non có thể tồn tại. (Ảnh: Corbis).
Linh sam Douglas (Pseudotsuga menziesii)
Được đặt theo tên người đầu tiên phát hiện ra nó, David Douglas, nhà sinh vật học Scotland ở thế kỷ 18, loài cây này có thể cao đến 91 m. Nó được tìm thấy trên vùng rộng lớn từ Bristish Columbia đến Mexico. Các rừng cây linh sam Douglas rộng lớn đang bị lâm tặc tàn phá để đốn gỗ. (Ảnh: Corbi).
Sồi Pendunculate (Quercus robur)
Dù được tìm thấy trên nhiều khu vực thuộc châu Âu, Bắc Phi và Tây Á, loài cây này thường được gọi là sồi Anh. Nó cũng được nhập khẩu vào vùng đông bắc và trung tây nước Mỹ. Một cây ở Ba Lan được ghi nhận cao hơn 42 m. Tại châu Âu, sồi Pendunculate bị đe dọa bởi cháy rừng và gió lớn, theo báo cáo của Liên minh châu Âu năm 2008. (Ảnh: Discovery).
Bạch đàn Manna Gum (Eucalypyus viminalis)
Bạch đàn Manna Gum được tìm thấy ở các vùng có khí hậu lạnh của Australia. Lá của cây là nguồn thức ăn cho gấu túi. Cây cao nhất đạt gần 91 m. (Ảnh: Ottre).
Củ tùng (Sequoia sempervirens)
Loài cây này có nguồn gốc ở miền trung và bắc California, tồn tại từ kỷ Jura. Một số cây được ghi nhận có tuổi thọ gần 2.000 năm. Cây cao nhất lên đến 111 mét. Củ tùng đang có nguy cơ mất môi trường sống và chịu ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu. (Ảnh: Ashley Cooper/Corbis).
Tần bì (Eucalyptus regnans)
Loài cây này được tìm thấy ở các khu vực có lượng mưa nhiều và đất đai màu mỡ thuộc bang Victoria và Tasmania, Australia. Cây cao nhất có kích thước lên tới 91 m. Cây tần bì đang bị khai thác quá mức. (Ảnh: Corbis).
Toog Philippine (Petersianthus quadrialatus)
Loài cây nhiệt đới này được tìm thấy ở miền đông nam Philippines. Một cây khổng ở đông bắc Mindanao được ghi nhận cao 88 m. Loài này bị đe dọa từ nạn khai thác gỗ và đốt phá rừng để canh tác. (Ảnh: Dainius Pal).