Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là "tàng hình"

Hoa trong suốt khi gặp mưa

Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.


Cánh hoa màu trắng trong điều kiện bình thường (trái) và dạng trong suốt khi tiếp xúc với nước mưa. (Ảnh: Interflora)

Diphylleia grayi là tên khoa học của một loài cây có hoa trắng, thường sống trên những sườn núi ẩm ướt và nhiều cây cối, ở vùng khí hậu lạnh của Nhật Bản và Trung Quốc. Lá cây có kích thước lớn và hình dáng như chiếc ô, hoa cụm nhỏ và trắng như ngọc trai.

Cây nở hoa từ giữa mùa xuân đến đầu mùa hè trong điều kiện râm mát. Khi bị nhúng nước, cánh hoa bắt đầu mất dần sắc tố trắng và chuyển hoàn toàn sang dạng trong suốt. Khi khô lại, cánh hoa sẽ trở về sắc thái trắng ban đầu.

Theo Odditycentral, khi tiếp xúc với nước mưa, những chùm hoa trắng Diphylleia grayi sẽ biến thành hoa thủy tinh và sáng lấp lánh. Với đặc điểm này, Diphylleia grayi còn được gọi là "hoa bộ xương".

Người ta gọi đó là hoa xương, nhưng cái tên diệp hà sơn vẫn quen thuộc hơn cả. Được nhìn thấy tận mắt hoa diệp hà sơn một lần trong đời chính là điều may mắn mà nhiều người mơ ước.

Không cần là nữ hoàng của các loài hoa, diệp hà sơn vẫn sở hữu cách riêng để được xếp vào hàng kỳ hoa dị thảo. Người ta thích thú gọi loài thực vật xinh đẹp này là "ảo thuật gia" trong rừng, bởi chỉ cần vài giọt nước cũng đủ khiến diệp hà sơn gần như tàng hình trong không gian. Nước lan đến đâu là cánh hoa biến thành trong suốt tới đó, vừa mong manh vừa xinh đẹp bí ẩn.

Loài hoa quý hiếm này gây kinh ngạc cho nhiều người bởi sự biến hóa kỳ lạ. Nụ của nó có màu tím nhạt rất giống trái việt quất. Sau đó khi ra hoa nó lại đổi sang màu trắng, dính nước thì biến thành trong suốt, khi khô ráo thì lại chuyển về màu trắng tinh khôi. Thật không ngoa khi nói diệp hà sơn là nhà ảo thuật siêu duyên dáng của tự nhiên.


Không phải chùm nho đâu, đây là nụ hoa diệp hà sơn đó!


Diphylleia grayi là loài hoa trắng thuộc họ Hoàng mộc, được khoa học tìm thấy vào năm 1868. Người Nhật gọi chúng là hoa Sankayou.


Sở dĩ loài hoa trắng tinh khôi này được người dân đặt cho cái tên hoa xương là vì nó có thể chuyển sang màu trong suốt khi gặp nước, để lộ ra các đường gân trên cánh tựa như bộ xương.


Đặc điểm nhận dạng của hoa xương là tán lá lớn dáng ô, điểm xuyết trên đỉnh là những chùm hoa nhỏ màu trắng.


Mặc dù có khả năng sống lâu năm nhưng cây hoa xương chỉ cao tối đa 40cm.


Hoa xương thường nở vào thời điểm giữa mùa xuân cho tới đầu mùa hè trong điều kiện thời tiết ít nắng, có bóng râm.


Khi cánh hoa xương gặp nước, chúng từ từ chuyển sang màu trong suốt như thủy tinh.


Khi khô, cánh hoa lại quay về màu sắc nguyên bản tinh khôi của mình.

Vì đặc tính chỉ sống ở nơi có khí hậu mát mẻ và ẩm cao nên diệp hà sơn chỉ mọc ở 3 nơi duy nhất trên hành tinh: vùng núi Appalachian (miền đông nước Mỹ), Hokkaido (Nhật Bản) và Vân Nam (Trung Quốc). Trong 3 nơi đó thì địa phương sinh trưởng chủ yếu của Diệp Hà Sơn là Hokkaido. Đây là hòn đảo lớn thứ hai của Nhật Bản, nhiệt độ trung bình mùa hè từ 17 - 22 độ C rất thích hợp cho loài hoa diệu kỳ này sinh sống.

Ngoài đặc tính thích nghi và phát triển tại những khu vực có ít ánh sáng, độ ẩm cao thì loài hoa màu trắng này chỉ nở đúng vào tháng 7 hàng năm. Nếu không tinh mắt bạn sẽ không thể phát hiện ra những chùm diệp hà sơn nhút nhát núp dưới tán cây ướt đẫm mưa mùa hè.


Diệp hà sơn được sử dụng trong y học cổ truyền như một cây thuốc quý.

Diệp hà sơn thường được hái để trang trí nhà cửa, làm đồ decor đầy tính thẩm mỹ. Trong tình yêu, diệp hà sơn được ví như mối tình đầu bởi vừa trong trắng hồn nhiên vừa mỏng manh, dễ vỡ.

Ngoài ra diệp hà sơn còn được sử dụng trong y học cổ truyền như một cây thuốc quý giúp tăng cường tuần hoàn máu và giải độc hiệu quả. Người dân ở những vùng núi cao thường sử dụng lá diệp hà sơn để làm thuốc trị thương khi bị rắn cắn.

Cập nhật: 26/06/2024 Tổng hợp
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video