Những loài nấm kỳ lạ nhất thế giới

Những loại nấm "ảo ma" nhất Hệ Mặt trời

Nấm lỗ chó có hình thù như bạch tuộc, nấm phát ánh sáng xanh trong bóng tối hay nấm răng chảy máu là những loài nấm kỳ dị trên thế giới.


Gyromitra esculenta
còn được gọi là nấm não hay nấm khăn xếp. Chúng được coi là món ăn phổ biến ở Scandinavia, Đông Âu và khu vực Great Lakes ở Bắc Mỹ, nhưng chỉ khi được chế biến đúng cách. Người ăn nấm não sống có nguy cơ tử vong.


Nấm Entoloma hochstetteri
có kích thước nhỏ, màu xanh dương, thường được nhìn thấy ở New Zealand và Ấn Độ. Màu xanh đặc trưng được hình thành từ ba sắc tố azulene. Loài nấm này chưa được xác định là có thể ăn được hay không. Hình ảnh nấm xanh có trên tem và mặt sau của tờ tiền của New Zealand.


Nấm lõ chó bạch tuộc (Clathrus archeri)
là loài nấm kỳ lạ có nguồn gốc từ Australia và Tasmania. Nấm có màu hồng đỏ, hình thù như con bạch tuộc với khoảng 4-7 xúc tu to dài. Không chỉ có hình thù kỳ dị, chúng còn phát ra mùi thịt thối.


Nấm trứng
được tìm thấy ở châu Phi, châu Âu, Trung Mỹ và Bắc Mỹ. Loài nấm này có kích thước tương đối nhỏ với đường kính chỉ 2,5cm, được bao quanh trong các gai nhỏ. Nấm có thể ăn được khi chúng còn non, có màu trắng và chắc. Một số thí nghiệm cho thấy loài nấu này có thể ngăn chặn sự phát triển của một số loại vi khuẩn gây bệnh.


Tên tiếng Pháp của loài nấm này là Phallus de Chien Satyre des chiens. Đây là loài nấm phổ biến ở châu Âu, châu Á và phía đông của Bắc Mỹ. Chúng được tìm thấy vào cuối mùa hè, đầu mùa thu trên các đám lá rụng và mẩu gỗ nhỏ. Đây là loài nấm không ăn được.


Nấm Trametes versicolor
là loài có màu sắc sặc sỡ và dễ dàng được phát hiện. Màu sắc và hình dạng của chúng còn được liên tưởng đến hình ảnh đuôi gà tây, do đó mà chúng còn được gọi là nấm đuôi gà tây. Màu sắc của nấm có thể phụ thuộc vào địa điểm và độ tuổi của nấm. Đây được coi là một loại thuốc có thể hỗ trợ chống ung thư.


Những giọt chất lỏng dính và có màu đỏ chảy ra từ loài nấm này khiến người ta liên tưởng đến những giọt máu. Nhờ vào đặc điểm này, chúng được đặt tên là nấm răng chảy máu (Hydnellum peckii). Loài nấm này còn được gọi là nấm "răng quỷ" hoặc một cái tên đánh lừa thị giác khác là nấm "kem và dâu. Chúng được tìm thấy trong các rừng mưa ở Bắc Mỹ và châu Âu.


Nấm lồng đỏ (Clathrus ruber)
là loài nấm có hình dáng kỳ dị như những sinh vật lạ trong bộ phim người ngoài hành tinh, hoặc giống một con quái vật xốp mọc ra từ những những khối nấm trắng có hình giống quả trứng. Loài nấm này có thể ăn được, nhưng mùi vị kinh khủng của chúng khiến không ai muốn nếm thử.


Loài nấm này có hình thù độc đáo như chiếc khăn che mặt của phụ nữ. Chúng sống ở các khu vực phía nam của châu Á, châu Phi, châu Mỹ và Australia. Phần nắp bên trên có chất nhờn chứa bào tử màu nâu xanh để thu hút côn trùng và giúp chúng phân tán bào từ. Nấm có thể ăn được, đôi khi được sử dụng trong chế biến món ăn ở Trung Quốc.


Nấm phát quang sinh học (Mycena chlorophos)
sống ở môi trường cận nhiệt đới của châu Á, Australia và Brazil. Phần mũ và thân cây phát ra ánh sáng màu xanh lá cây trong bóng tối. Nấm phát ánh sáng xanh rõ nhất khi được một ngày tuổi và nhiệt độ xung quanh khoảng 27 độ C. Sau ngày đầu tiên mũ nấm mở, ánh sáng sẽ mờ dần cho đến khi không thể được quan sát bằng mắt thường.


Laccaria amethystina là loài nấm có màu tím
, sống ở các khu rừng thuộc Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ, châu Âu và châu Á. Nấm có màu tím khi còn non và màu tím sáng bị mất dần trong quá trình phát triển, khiến chúng khó được nhận dạng hơn. Mặc dù loài nấm này có thể ăn được nhưng nó không phải là lựa chọn sáng suốt bởi các chất ô nhiễm trong đất như asen có thể tích tụ trong nấm.


Loài nấm kỳ lạ này được gọi bằng nhiều tên khác nhau như nấm bờm sư tử, nấm răng đầu gấu, nấm hedgehog... Nấm có nguồn gốc từ Bắc Mỹ và mọc trên các cây gỗ cứng. Mặc dù có hình thù khá kỳ dị nhưng loài nấm này có thể ăn được và đôi khi được sử dụng trong ẩm thực Trung Quốc.


Nấm xì gà của quỷ (Chorioactis geaster)
là một loài nấm rất hiếm, chỉ được tìm thấy ở một số khu vực của Texas và Nhật Bản. Tại Texas, nấm mọc trên rễ của cây tuyết tùng đã chết, trong khi đó tại Nhật Bản, nấm mọc ở cây sồi chết. Loài nấm này có hình dạng như bông hoa nở. (Ảnh: Tim Jones)


Nấm Lactarius indigo
có xanh da trời đậm đến xám xanh nhạt. Nhựa cây nấm chảy khi nấm bị cắt hoặc bị hỏng, nấm sẽ chuyển màu xanh lá cây khi tiếp xúc với không khí. Nấm sống ở các khu rừng lá kim và rừng rụng lá ở Bắc Mỹ, Đông Á và Trung Mỹ. Mặc dù loài nấm này khá độc nhưng nguồn tin cho biết nấm có thể ăn được và được bán ở chợ tại Trung Quốc, Guatemala và Mexico.


Nấm đèn lồng.
Ngoài tên nấm đèn lồng, loại nấm Amanita muscaria còn mệnh danh là Lửa cáo vì ánh sáng đỏ nhè nhẹ mà chúng phát ra giống màu cam như đuôi cáo. Bằng mắt thường, người ta cũng có thể phát hiện ra ánh sáng của loại nấm này nên nhất định không được ăn nhầm. Chất độc trong nấm lửa cáo đủ giết chết bạn chỉ trong vài phút.


Nấm Mutinus
caninus có một hình dạng khá nhạy cảm khiến nhiều người đỏ mặt. Chúng thường được tìm thấy trên những mảnh gỗ vụn, lá rụng vào mùa hè thu ở châu Âu hoặc Đông Bắc Mỹ. Tuy nhiên, với vẻ ngoài quái dị thế này chúng hoàn toàn không thể ăn được nhưng có theo dân địa phương thì bào tử của chúng lại không hề độc hại.


Nấm ly nước:
Trong các khu rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới, bạn có thể bắt gặp những chiếc ly nhỏ màu đỏ cam trên thân cây mục. Hình dạng lạ mắt của chúng làm bạn nhớ đến nhiều thứ như chiếc cốc, pít tông đảo ngược hay thậm chí là cốc kinh nguyệt. Thực tế, đó không phải những chiếc ly mà là những sợi nấm ly. Nấm ly không phải là tên chính thức nhưng các nhà khoa học quen gọi chúng theo cách đó để dễ phân biệt với những loại nấm mũ khác. Nấm ly nhỏ xíu, thường có đường kính 2-4 cm, chỉ lớn hơn móng tay một chút. Màu sắc của nó dao động từ vàng đến cam, đỏ và một số loài có màu sắc pha các sợi sọc. Hình dạng độc đáo như ly nước của chúng mang ý nghĩa đặc biệt với việc sinh sản. Cứ sau mỗi cơn mưa, những cây nấm này thường chứa đầy nước, gây áp lực lên bào tử. Khi nước bay hơi dần và áp suất được giải phóng, các bào tử sẽ thoát ra và lan rộng ra nhiều nơi hơn. Nhiệm vụ sinh sản của nấm ly nhờ đó được hoàn thành.


Nấm tổ chim:
Ban đầu, khi nấm còn nhỏ, cả "chiếc tổ" sẽ được bọc bằng một lớp màng màu trắng. Khi nấm lớn dần, lớp màng này bị rách và những "quả trứng" màu xám đen hoặc nâu sẫm được tiếp xúc với không khí. Các bào tử sinh sản lúc này cũng thoát ra ngoài theo không khí và tiếp tục một vòng đời mới. Nấm tổ chim thường xuất hiện bên cạnh gỗ mục hoặc phân động vật hoai mục, có hình dạng giống hệt một tổ chim với 2-4 "quả trứng" bên trong. Mỗi nấm tổ chim chỉ rộng khoảng 4-8 mm, được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới và ôn đới.


Nấm mực, còn được gọi là nấm tóc giả luật sư
, là một loại nấm phổ biến thường thấy mọc trên bãi cỏ và khu vực rác thải. Ban đầu nấm mực có hình trụ tròn màu trắng, sau đó phần mũ sẽ mở ra, chuyển dần sang màu đen và tiết ra một chất dịch giống như giọt mực chứa đầy bào tử. Điều đặc biệt là loại nấm này sẽ héo rũ trong vài giờ sau khi được hái hoặc giải phóng bào tử.


Nấm san hô trên mặt đất:
Niềm tin rằng san hô chỉ sống dưới đại dương sẽ thay đổi khi bạn nhìn thấy loại nấm này. Không giống các loại nấm thông thường có cuống và mũ, nấm thuộc họ Clavariaceae có hình dạng giống san hô. Chúng thường dài 5-12cm và rộng 2-8cm. Giống san hô biển, nấm san hô trên cạn có nhiều màu sắc như trắng, tím, đỏ và vàng.


Nấm san hô vàng:
Mặc dù có màu sắc rực rỡ, nấm san hô không có mùi đặc biệt. Nó có thể ăn được với số lượng nhỏ và có vị như củ cải và dưa chuột. Màu sắc của chúng có thể biến thành màu xám hoặc nâu theo thời gian hoặc sau mưa. Bạn có thể tìm thấy nấm san hô ở Úc, New Zealand, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Châu Á.


Nấm 
Ileodictyon cibarium:
 Được tìm thấy ở Úc, New Zealand, Nam Phi và Chile, tổ tiên của người Maori, người bản địa của New Zealand, được biết đến với hơn 35 tên gọi khác nhau — một trong số đó là “phân ma”. Cũng giống như nhiều loại nấm lạ khác, loại nấm này có một lớp nhầy, có mùi hôi thu hút những con ruồi sau đó phát tán bào tử của chúng. Khi còn nhỏ, những cây nấm kỳ lạ này bắt đầu có thân hình trứng thường có màu trắng hoặc xám. Nhưng khi nó trưởng thành, một mạng lưới giống như cái rổ sẽ bung ra từ cơ thể giống như quả trứng, giải phóng một chất nhờn có mùi hôi thối.


Nấm Exidia glandulosa (Bơ phù thủy đen):
Jean-Baptiste Francois Bulliard, một nhà tự nhiên học người Pháp, lần đầu tiên ghi nhận loài nấm kỳ lạ này vào năm 1789. Chúng được đặt tên như vậy vì màu sắc và độ nhờn của nó trong thời tiết ẩm ướt, Bơ phù thủy đen xuất hiện trên gỗ cứng chết trong mùa thu và mùa đông. Trong thời tiết nóng và khô, những cây nấm này có màu xanh nâu.


Nấm Pilobus crystalallinus:
 Đây là một loài nấm khá kỳ lạ, chúng thường mọc trên phân động vật theo hướng thẳng đứng. Giống như một khẩu đại bác thực thụ, loài nấm này phóng bào tử nhanh hơn cả một viên đạn từ súng. Hành động này không thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng tốc độ di chuyển của một bào tử của chúng là khoảng 82 feet một giây.

Cập nhật: 24/08/2021 Tổng Hợp
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video