Những nạn đói kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại

Trong suốt dòng chảy lịch sử, đã từng có rất nhiều nạn đói ập đến, nhiều trong số đó xảy ra vào thế kỷ 20, phá hủy cuộc sống của những cộng đồng cư dân trên khắp các lục địa.

1. Đại nạn đói ở Trung Quốc (1959-1961)


Đại nạn đói ở Trung Quốc (1959-1961). (Ảnh: NY Times).

Đại nạn đói ở Trung Quốc là nạn đói tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại. Theo lịch sử, nạn đói bắt đầu từ năm 1959 và tiếp tục kéo dài đến tận năm 1961. Đây không phải một thảm họa do hạn hán hoặc một loại virus thực vật quét sạch mùa màng hoặc bất cứ thứ gì tương tự; trận đói này là hệ quả của thời kỳ “Đại nhảy vọt”, một giai đoạn mà hàng triệu nông dân Trung Quốc buộc phải trở thành thợ mỏ.

Kế hoạch chuyển đổi từ trồng trọt sang khai thác thậm đã không tạo ra một ngành công nghiệp thép năng suất. Thay vào đó, những người thợ mỏ thiếu kinh nghiệm đã thử nấu chảy kim loại trong các lò đất sét và tạo ra hầu hết những đống kim loại chất lượng thấp vô giá trị. Hậu quả, người dân ở 1/3 số tỉnh của Trung Quốc đã phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực, và đến năm 1961, khoảng 30 triệu người dân đã chết đói.

2. Nạn đói ở Trung Quốc năm 1907


Nạn đói ở Trung Quốc năm 1907. (Ảnh: Quora).

Theo “Bách khoa toàn thư về cứu trợ thiên tai”, Nạn đói ở Trung Quốc năm 1907 là nạn đói tồi tệ thứ hai trong lịch sử, gần bằng Nạn đói lớn của Trung Quốc bắt đầu hơn nửa thế kỷ sau. Thảm họa này xảy ra trước thời kỳ Chủ nghĩa cộng sản và Đại nhảy vọt, trong thời nhà Thanh, nhưng không giống như Nạn đói năm 1959, nguyên nhân phần lớn là do thảm họa môi trường.

Những trận mưa lớn và lũ lụt trong mùa trồng trọt năm 1906 đã quét sạch diện tích cây trồng trên 40.000 dặm vuông ở các tỉnh An Huy, Hà Nam và Giang Tô, nông dân Trung Quốc đã học cách trồng các loại cây nhập khẩu như ngô và khoai lang, và sử dụng các kỹ thuật mới như canh tác ruộng bậc thang, tưới tiêu tốt hơn và dự trữ ngũ cốc. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa đủ để ngăn chặn nạn đói và đến đầu năm 1907, khoảng 4 triệu người đã chết đói. Bạo loạn lương thực đã nổ ra trên khắp đất nước,và những người chết đói tụ tập trong các trại tị nạn quá đông đúc, nơi các bệnh như đậu mùa hoành hành và giết chết nhiều người hơn.

Cuối cùng, nạn đói đã giết chết ước tính khoảng 25 triệu người và cũng góp phần vào sự sụp đổ của Nhà Thanh, không phải vì Nhà Thanh gây ra nạn đói mà vì sự thất bại của họ trong việc quản lý thảm họa.

3. Nạn đói đầu lâu (1788-1794)


Nạn đói đầu lâu (1788-1794) ở Ấn Độ. (Ảnh: ED Times).

Một nạn đói ở Ấn Độ thế kỷ 18 được biết đến với cái tên đáng sợ là “Nạn đói đầu lâu”. Theo Tạp chí Lịch sử Trung cổ, nạn đói năm 1791 được đặt tên như vậy bởi vì, ở mức tồi tệ nhất, các nạn nhân không được chôn cất, và hộp sọ của họ rải rác trên mặt đất.

Trong giai đoạn 1788-1794, nạn đói đã ảnh hưởng đến hầu hết Ấn Độ, gây ra bởi một loạt các đợt hạn hán xen kẽ và các sự kiện thời tiết El Nino nghiêm trọng, tình trạng có thể kéo dài đến 8 năm. Đến năm 1792, 600.000 người đã chết trên khắp 167 quận ở Ấn Độ. Những người chết phần lớn được cho là do hạn hán, nhưng những đợt mưa dữ dội trong khoảng thời gian ngắn cũng được ghi nhận. Điển hình, vào tháng 10/1791, lượng mưa đã giảm sâu chỉ trong ba ngày, điều kiện tồi tệ đến mức ở một số tỉnh, có tới 1/3 số ngôi làng bị bỏ hoang. Vào thời điểm nạn đói kết thúc, khoảng 11 triệu người dân ở Ấn Độ đã chết.

4. Nạn đói Bengali năm 1770


Nạn đói Bengali năm 1770. (Ảnh: The Wire).

Trong thế kỷ 18, thực dân Anh là nguyên nhân gây ra nhiều nạn đói trên tiểu lục địa Ấn Độ. Trên thực tế, theo Tạp chí Lịch sử Trung cổ, đã có ít nhất 12 nạn đói khác nhau trong khoảng thời gian từ năm 1765 đến năm 1858. Vào thời điểm đó, lý thuyết phổ biến của những người thực dân cho rằng nạn đói là tốt bởi vì họ kiểm soát được dân số - nghĩa là dân số nghèo ở Ấn Độ.

Nạn đói năm 1770 xảy ra sau khi các đợt gió mùa tấn công Ấn Độ vào năm 1768 khiến các cánh đồng lúa khô cằn. Điều kiện vốn đã khô hạn càng trở nên tồi tệ hơn do một đợt hạn hán ảnh hưởng đến hầu hết Bengal và kéo dài ít nhất sáu tháng. Các báo cáo đương thời nói rằng, 1/3 dân số của tỉnh Purnea đã chết đói và nhiều người trong số đó đã không chạy trốn sang Nepal. Vào cuối nạn đói năm 1770, 10 triệu người đã chết.

5. Nạn đói ở Ba Tư (1917-1919)


Nạn đói ở Ba Tư (1917-1919). (Ảnh: Grunge).

Năm 1917, người Anh quyết định đánh chiếm Iran và sau đó tiếp tục gây ra nạn đói giết chết từ 8 đến 10 triệu người. Nạn đói ở Iran (Ba Tư xưa) bắt đầu khi người Anh chỉ cố tình mua dự trữ lương thực địa phương và cất tất cả vào kho, khiến người dân địa phương không có gì để ăn. Các ghi chép được đưa ra vào thời điểm đó khẳng định, nguyên nhân là do người Anh cần lương thực để cung cấp cho quân đóng ở Iran, Iraq và Nga.

Tất cả những điều này thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn do hạn hán và dịch bệnh lan rộng, tác động đến mùa màng và khiến lương thực vốn đã khan hiếm lại càng trở nên khan hiếm hơn. Vào thời đỉnh điểm của nạn đói, các tờ báo địa phương cho biết, đã có hàng nghìn người chết mỗi ngày, và những xác chết không được chôn lấp nằm đầy trên các đường phố và ngõ hẻm của Tehran.

6. Nạn đói ở Nga (1921-1922)


Nạn đói ở Nga (1921-1922). (Ảnh: Grunge).

Theo Trung tâm Hồ sơ Hiện đại Warwick, vào đầu những năm 1920, nạn đói đã hoành hành khắp Liên bang Xô Viết non trẻ, và mặc dù sự tàn ác của con người đóng một vai trò quan trọng, nhưng nạn đói này không phải là tội ác diệt chủng có chủ ý.

Nạn đói năm 1921-1922 không có nguyên nhân từ những hoàn cảnh đơn giản. Thay vào đó, một số yếu tố khác nhau kết hợp với nhau theo một kiểu tình cờ kinh hoàng, bắt đầu với hạn hán và sự thất bại trong mùa màng sau đó của một số loại cây trồng quan trọng. Chỉ điều đó có thể không gây ra quá nhiều tàn phá, nhưng đất nước cũng đang quay cuồng vì tham gia vào một loạt cuộc chiến bao gồm Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nội chiến Nga và Cách mạng Nga năm 1917.

Chiến tranh luôn kéo theo cái giá phải trả về kinh tế, nhưng chiến tranh xảy ra bên trong biên giới của một quốc gia có thể gây ra những hậu quả tàn khốc bao gồm thiệt hại về tài sản dân sự và phá hủy các trang trại và gia súc. Thời điểm đó, ngũ cốc và hạt giống của nông dân nghèo cũng bị kiểm soát, khiến họ không có gì để ăn và không có gì để trồng.

7. Đại nạn đói ở châu Âu (1315-1317)


Đại nạn đói ở châu Âu (1315-1317). (Ảnh: History).

Không một dữ liệu nào thực sự biết có bao nhiêu người đã chết trong trận Đại nạn đói hoành hành ở châu Âu từ năm 1315 đến năm 1317. Theo nhà sử học Lynn Harry Nelson, vào thời điểm đó, có rất nhiều người sống ở Tây Âu đến nỗi, ngay cả trong những năm thuận lợi, cũng khó có thể trồng đủ lương thực để nuôi họ. Điều này có nghĩa là ngay cả một đường gấp khúc nhỏ trong hệ thống cũng có thể dẫn đến một loạt các sự kiện có thể gây ra nạn đói.

Và đó chính xác là những gì đã xảy ra vào năm 1315 khi những trận mưa lớn làm thối rữa các kho chứa hạt giống và khiến việc trồng trọt cho mùa màng năm sau trở nên khó khăn hơn. Sản lượng giảm dẫn đến tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm tràn lan. Mùa trồng trọt tiếp theo cũng giống như vậy, và sau đó tình trạng thiếu lương thực diễn ra khắp nơi. Mọi thứ tồi tệ đến mức mọi người bỏ rơi những đứa trẻ và người già chết đói để gia đình có thể tiếp tục sống. Không ai thực sự chắc chắn có bao nhiêu người đã thiệt mạng trong Nạn đói lớn, nhưng các nhà sử học khá chắc chắn rằng con số đó là ‘hàng triệu’.

8. Nạn đói Bengal năm 1943


Nạn đói Bengal năm 1943. (Ảnh: History).

Nạn đói ở Bengal năm 1943 không giết chết nhiều người như một số nạn đói thời đó, nhưng Tạp chí Quốc tế Nghiên cứu về Lãnh đạo Công (IJSPL) vẫn gọi nó là “một trong những nạn đói tồi tệ nhất do con người gây ra được ghi lại trong lịch sử nhân loại”. Giống như nạn đói năm 1770, nạn đói ở Bengal năm 1943 có nguồn gốc từ chủ nghĩa thực dân. Trên thực tế, dữ liệu cho thấy đã có rất nhiều mưa trong thời kỳ tồi tệ nhất của nạn đói, mặc dù việc Nhật Bản chiếm được Miến Điện (nơi cung cấp gạo cho các vùng của Ấn Độ) và một số dịch bệnh trên cây trồng đã gây ra tình trạng thiếu lương thực nhỏ.

Hầu hết, thảm họa dường như bắt nguồn từ lạm phát thời chiến và mua sắm hoảng loạn, cùng với việc phân bổ theo lệnh của chính phủ và tăng thuế. Và bởi vì người Anh sợ rằng Nhật Bản sẽ xâm lược Ấn Độ và tịch thu lương thực, họ cũng đã tịch thu một lượng lớn gạo chỉ để tránh rơi vào tay kẻ thù. Tất cả những điều này khiến giá cả leo thang, khiến thực phẩm trở nên quá đắt đối với những người dân Bengal nghèo nhất. Các nhà sử học tin rằng khoảng 3 triệu người đã chết trong Nạn đói ở Bengal năm 1943.

Cập nhật: 03/12/2024 Đại Đoàn kết
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video