Những nghiên cứu hài hước đoạt giải Ig Nobel 2020

Giải Ig Nobel dành cho 10 lĩnh vực nghiên cứu do tạp chí khoa học hài hước Annals of Improbable Research trao tặng, công bố hôm 17/9.

Trái với giải Nobel danh giá, Ig Nobel là giải thưởng thường niên vinh danh nghiên cứu "đầu tiên khiến mọi người cười, sau đó khiến họ suy nghĩ". Tất cả nghiên cứu đoạt giải có vẻ ngớ ngẩn, nhưng khi tìm hiểu sâu hơn, chúng ta sẽ thấy phần lớn hướng đến giải quyết các vấn đề thực tế và được công bố trên những tạp chí học thuật sau khi có đánh giá từ hội đồng chuyên gia.


Nghiên cứu cá sấu Dương Tử trong buồng khí heli đoạt giải Ig Nobel Âm thanh. (Ảnh: CNN).

Đây là lần thứ 30 giải Ig Nobel được tổ chức. Nơi trao giải thường niên là nhà hát Sanders ở Đại học Harvard tại Cambridge, Massachusetts, Mỹ. Những buổi lễ trao giải này thường có màn phi máy bay giấy và một bé gái hô "chán quá" mỗi khi có ai phát biểu quá dài. Mục đích chính của giải là tạo không khí vui vẻ nhằm khuyến khích nghiên cứu. Tuy nhiên, lễ trao giải Ig năm nay được tổ chức trực tuyến do tình hình Covid-19. Mỗi nhóm nghiên cứu thắng cuộc được trao tờ bạc trị giá 10.000 tỷ dollar Zimbabwe.

Năm nay, công trình nghiên cứu về cá sấu của Stephan Reber, tiến sĩ ở Đại học Lund, Thụy Điển, và các đồng nghiệp được trao bởi nhà nghiên cứu Anh Andre Geim, người giành giải Nobel Vật lý năm 2010 nhờ công trình nghiên cứu về graphene. Reber cho biết ông rất vinh dự khi nhận giải Ig Nobel Âm thanh. Nghiên cứu của nhóm ông tập trung vào chứng minh họ cá sấu và những loài bò sát khác có thể thể hiện kích thước cơ thể thông qua âm thanh, điều được ghi nhận ở bò sát và chim.

Reber và cộng sự nghiên cứu giọng của cá sấu Dương Tử cái trong buồng kín chứa đầy khí heli và oxy. Họ nhận thấy tần số giọng của cá sấu tăng từ khoảng 400 Htz lên khoảng 800 Htz sau khi hít phải hỗn hợp khí heli và oxy. Từ đó, họ kết luận rằng cá sấu dùng âm vực để gây tiếng vang trong không khí. Theo Reber, nhiều khả năng khủng long cũng dùng cơ chế tạo âm thanh tương tự, vì khủng long và cá sấu có nhiều điểm tương đồng.

  • Giải Ig Nobel Tâm lý năm nay được trao cho Miranda Giacomin và Nicholas Rule nhờ tạo ra phương pháp xác định người mắc chứng ái kỷ bằng cách kiểm tra lông mày.
  • Giải Ig Nobel Hòa bình thuộc về chính phủ Ấn Độ và Pakistan vì để các nhà ngoại giao của họ ấn chuông cửa của nhau vào nửa đêm, sau đó chạy đi trước khi có người mở cửa.
  • Giải Ig Nobel Vật lý vinh danh Ivan Maksymov và Andriy Pototsky vì nghiên cứu xác định hình dạng của giun thay đổi như thế nào khi chúng bị rung bởi tần số âm thanh cao.
  • Giải Ig Nobel Kinh tế được trao cho Christopher Watkins và các đồng nghiệp vì nỗ lực lượng hóa quan hệ giữa thu nhập quốc gia của các nước khác nhau và số lần hôn môi trung bình.
  • Giải Ig Nobel Côn trùng học thuộc về Richard Vetter vì đã thu thập bằng chứng nhiều nhà nghiên cứu côn trùng sợ nhện.
  • Giải Ig Nobel về quản lý thuộc về 5 sát thủ người Trung Quốc vì họ khoán thầu cho nhau nhưng không hoàn thành công việc.
  • Giải Ig Giáo dục y tế thuộc về hàng loạt nhà lãnh đạo, bao gồm tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, thủ tướng Anh Boris Johnson, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador, tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, tổng thống Mỹ Donald Trump, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, tổng thống Nga Vladimir Putin và tổng thống Turkmenistan Gurbanguly Berdimuhamedow vì đã chứng minh cho thế giới thấy trong bối cảnh Covid-19, các chính trị gia có thể gây tác động ngay lập tức lên sự sống và cái chết hơn các nhà khoa học và bác sĩ.
  • Giải Ig Nobel Khoa học vật liệu vinh danh Metin Eren, Michelle Bebber, James Norris, Alyssa Perrone, Ashley Rutkoski, Michael Wilson và Mary Ann Raghanti nhờ chế tạo một con dao từ phân đông lạnh.

Tìm ra phương pháp biến đổi gỗ thành vật liệu đàn hồi như cao su

Sự thật khủng khiếp về "ngày tận thế" từng xảy ra trên Trái đất

Các nhà khoa học "teleport" nano vàng vào tế bào ung thư và tiêu diệt chúng từ bên trong

Cập nhật: 21/09/2020 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video