Những ngọn núi lửa băng khổng lồ xuất hiện trên sao Diêm Vương, có thể có sự sống

Vũ trụ luôn tồn tại nhiều bí ẩn chưa thể giải mã. Sự xuất hiện của những ngọn núi lửa băng khổng lồ trên sao Diêm Vương cho thấy hành tinh lùn không phải là một quả cầu băng như chúng ta đã nghĩ.

Những dữ liệu được gửi về từ tàu vũ trụ New Horizons của NASA khi thực hiện chuyến bay ngang qua sao Diêm Vương vào tháng 7/2015 đã tiết lộ một khám phá thú vị về những ngọn núi lửa băng. Các nhà khoa học suy đoán lần gần đây mà chúng hoạt động có thể vào khoảng 100 đến 200 triệu năm trước.


Bề mặt sao Diêm Vương xuất hiện những ngọn núi lửa băng.

Hành tinh lùn chứa những ngọn núi lửa băng khổng lồ, rộng hàng chục cho tới hàng trăm km, một số còn có chiều cao lên đến 7000m. Hai ngọn núi lửa băng lớn nhất tại đây được các nhà khoa học đặt tên là Wright Mons và Piccard Mons. Trong khi Wright Mons cao gần 5km và rộng 150km thì Piccard Mons cao khoảng 7km và rộng 225km. Thậm chí, khối lượng của Wright Mons còn tương đương với Mauna Loa (Hawaii), một trong những núi lửa lớn nhất thế giới.

Những ngọn núi này không có dung nham nóng chảy như những núi lửa ở Trái Đất. Cụ thể, Kelsi Singer, một nhà khoa học cấp cao của SwRI và đồng thời là tác giả của nghiên cứu này cho biết: "Chúng tôi tìm thấy một cánh đồng gồm những núi lửa băng giá rất lớn trông không giống bất kỳ thứ gì khác mà chúng tôi từng thấy trong Hệ Mặt trời". Chúng chứa hỗn hợp chủ yếu là băng, một phần khí amoniac, nitơ và mêtan.

Tuy nhiên, hỗn hợp này vẫn chưa xác định được là đang tồn tại ở trạng thái lỏng hay rắn vì nó quá lạnh khi nằm trên sao Diêm Vương - nơi có nhiệt độ trung bình vào khoảng âm 233 độ và quay quanh quỹ đạo xa Mặt Trời. Các nhà khoa học nhận định nó có thể là một chất nhão hoặc một chất rắn có độ chảy.

Các vụ phun trào của những ngọn núi lửa ở hành tinh lùn được cho là lời giải thích hợp lý về những mảng bề mặt sần sùi và nguyên nhân khiến địa hình nơi đây bị bào mòn từ chục triệu năm về trước.

Được biết, sao Diêm Vương từng có đại dương dưới bề mặt, việc khám phá ra những ngọn núi lửa băng này đồng thời là tín hiệu cho thấy đại dương dưới bề mặt vẫn còn tồn tại. Như vậy, một nơi vừa có nguồn nước gần bề mặt vừa không quá lạnh, hoàn toàn cho thấy hy vọng về sự sống tiềm tàng.

Mặc dù vậy, tất cả đều đang chỉ là giả định, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu thêm về hiện tượng này.

Cập nhật: 01/07/2022 viettimes
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video