Những người 'cấp cứu' iPod

Hí hoáy với các nút bấm một hồi, chàng đầu hói mỉm cười khi lấy lại được tấm ảnh trên chiếc iPod nano méo mó bị ôtô đè lên. Anh từng chứng kiến nhiều "tai nạn" khác như máy bị chảy ra vì đặt sát bóng đèn, quay trong máy giặt hay bị chó gặm.

Aaron Vronko, người đồng sáng lập trang iPodmods.com, đã làm việc này hơn 2 năm. Công cụ trong tay anh chỉ là những chiếc tuốc nơ vít nhỏ xíu, vài hộp dung dịch đánh bóng dạng plastic dùng để xử lý các vết xước. Nhưng điều quan trọng là sự khéo léo của người thợ khi gặp cảnh iPod bị "tai nạn" méo mó hình dạng, ngấm nước, mất dữ liệu, hỏng âm thanh...

Công ty của anh không chỉ sửa chữa "bệnh tật" cho những sản phẩm máy nghe nhạc của Apple mà còn thay đổi một số đặc điểm của máy (dân chơi gọi là "mod") để thoả niềm ham thích như đổi màu màn hình đen-trắng nguyên bản sang xanh-đen, đỏ-đen, da cam-đen... Trang web này đã thu hút khách từ hơn 65 quốc gia trên thế giới. "Với hơn 90 triệu máy iPod đang được sử dụng, chúng tôi tin rằng công việc sửa chữa hỏng hóc rất có tiềm năng", anh nói.

Còn Demetrios Leontaris tự nhận mình là "bác sỹ cứu bệnh" cho thiết bị nghe nhạc phổ biến này và làm công việc toàn thời gian. Anh xây dựng trang web nycipoddoctor.com để thu hút khách hàng của thành phố New York (Mỹ).

Leontaris đang sửa iPod trên chiếc SUV của mình. Ảnh: AP.

Chiếc SUV của Leontaris cũng là nơi làm việc. Anh lái xe đến chỗ khách hàng, để họ đợi trên ghế trong lúc anh sửa máy. Tausif Husain, 38 tuổi, phải nhờ đến người thợ khéo tay này vì chiếc iPod bị xước hết vỏ. Leontaris mở hộp đồ nghề, lấy ra chiếc tuốc nơ vít nhỏ xíu để tháo vỏ rồi đặt các phụ tùng vào gần quạt gió trên xe. Hơi nóng từ quạt sẽ nới lỏng chất kết dính một số bộ phận của chiếc iPod. Sau đó, anh thay một vỏ mới có độ bền cao hơn, không bị xước xát khi chìa khoá cọ vào. "Khách hàng của tôi rất vui", người thợ 32 tuổi này nói. "Tôi bảo hành cho họ một năm".

Apple, hãng sản xuất thiết bị nhạc số ăn khách nói trên, không chấp nhận bảo hành nếu khách hàng để rơi và làm vỡ máy. Người tiêu dùng còn phải trả phí nếu muốn kéo dài hạn bảo hành sang năm thứ 2. Do đó, người ta thường có xu hướng tìm đến những cửa hàng sửa chữa nhỏ để cứu vãn tình hình thay vì mua mới.

"Chúng tôi lớn lên trong cảnh nghèo khó và tôi biết được rằng nhiều người không vứt máy hỏng đi ngay để mua cái khác", Leontaris cho biết. Anh đã sửa máy được 3 năm và từng mua một chiếc iPod trên mạng chỉ để xem tại sao nó không hoạt động được nữa. "Chỉ với 45 USD để thay pin hoặc 59 USD cho màn hình, khách sẽ cân nhắc để không phải bỏ ra từ 80 đến 350 USD mua máy mới".

Tuy nhiên, khi các thiết bị ngày càng nhỏ, công việc của Leontaris có vẻ khó khăn hơn. "Các chi tiết phức tạp dần lên và có thể một ngày nào đó tôi sẽ thấy mình thật vụng về", anh tâm sự.

Theo AP, VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video