Những nhà khoa học tuổi Rắn nổi tiếng

Alfred Nobel là một trong nhiều nhà khoa học tuổi rắn nổi tiếng thế giới với các đóng góp quan trọng cho lịch sử nhân loại.


Alfred Nobel

Alfred Nobel sinh ngày 21/10 năm Quý Tỵ 1833. Ông là nhà hóa học và kỹ sư nổi tiếng người Thụy Điển. Ông là người phát minh ra thuốc nổ (dynamite). Alfred Nobel còn dùng tài sản của mình để sáng lập ra giải thưởng Nobel. Nguyên tố hóa học Nobelium được đặt theo tên của ông. Ông mất 10/12/1896.


Wilhelm Conrad Roentgen

Wilhelm Conrad Roentgen sinh năm Ất Tỵ (1845), ông là nhà vật lý người Đức. Tối ngày 8/11/1895, sau khi rời phòng thí nghiệm, ông chợt nhớ chưa ngắt cầu dao điện cao thế dẫn vào ống tia catod, nên Wilhelm Conrad Roentgen quay lại phòng và thấy một vệt sáng màu xanh lục trên bàn tuy phòng tối. 49 ngày sau ông ở trong phòng thí nghiệm, cơm nước do bà vợ tiếp tế, mỗi ngày ông chỉ ngừng công việc nghiên cứu ít phút để ăn uống, vệ sinh và chợp mắt nghỉ ngơi vài giờ. Quá trình này giúp ông phát hiện ra một loại bức xạ bí mật mà ông tạm đặt tên là tia X. Năm 1901 ông được trao giải Nobel đầu tiên về vật lý. Từ đó tia X còn được gọi là tia Roentgen; tên người tìm ra nó. Wilhelm Conrad Roentgen mất ngày 10/2/1923.


Edward Anthony Jenner

Edward Anthony Jenner sinh năm Kỷ Tỵ (1749). Theo Wikipedia, ông là bác sĩ, nhà phẫu thuật người Anh. E. Jenner là người phát triển kỹ thuật tạo ra vacxin cho con người giúp chống lại bệnh đậu mùa. Nhờ ông mà một căn bệnh đang cướp đi hàng triệu người trong thời kỳ đó, đặc biệt ở châu Âu, được xóa bỏ. Ông mất ngày 26/1/1823.


Alexander Fleming

Alexander Fleming sinh năm Tân Tỵ (1881), ông là một bác sĩ, nhà sinh học và đồng thời là một nhà dược lý học người Scotland. Ông được coi là người mở ra kỷ nguyên sử dụng kháng sinh trong y học. Ông được trao giải thưởng Nobel về y học năm 1945 cùng với Ernst Boris Chain và Howard Walter Florey về việc tìm ra và phân tách được penicilin – loại kháng sinh đầu tiên trong việc điều trị những bệnh nhiễm trùng. Ông qua đời ngày 11/3/1955.


Charles Robert Darwin

Charles Robert Darwin sinh năm Kỷ Tỵ (1809) tại Shrewsbury. Ông là nhà sinh vật học lỗi lạc nhất nước Anh thế kỷ 19. Ông đã công bố lý thuyết tiến hóa với bằng chứng thuyết phục trong cuốn sách về Nguồn gốc các loài xuất bản năm 1859. Tác phẩm là cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên và làm thay đổi toàn bộ suy nghĩ con người về sự biến đổi của vạn vật. Ông qua đời ngày 19/4/1882.


Luigi Galvani

Luigi Galvani sinh ngày 9/9 năm Đinh Tỵ (1737). Ông là nhà vật lý và sinh lý học người Italy. Ông có công lớn trong việc xây dựng nền móng cho ngành kỹ thuật điện. Năm 1771, ông đã phát hiện thấy cơ của con ếch bị lột gia co giật đặt trên bàn kim loại bị xiên kim loại đâm vào. Ông cắt đùi ếch khỏi thân con ếch cũng bị co giật khi có hai thanh kim loại khác nhau đâm vào. Ông cho rằng đây là dòng điện sinh vật được tạo ra. Nhờ đó, Alessandro Volta đã chế tạo pin hóa học đầu tiên và gọi tên là pin Galvani. Ông mất 4/12/1798.

Theo VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video