Câu chuyện đằng sau những tên mã dự án bí mật của Apple

Apple có một truyền thống đó là luôn đặt tên mã cho các dự án phát triển sản phẩm của mình, để lưu hành trong nội bộ trước khi các sản phẩm này được giới thiệu trước công chúng. Đó là những cái tên mà ít ai biết, cùng với đó là những câu chuyện mà chỉ có những nhân viên của Apple được truyền tai nhau.

Những câu chuyện thú vị đằng sau các dự án của Apple

Đằng sau những cái tên như iPhone hay Apple Watch là những câu chuyện khá thú vị. Dưới đây là 9 câu chuyện đằng sau 8 tên mã dự án bí mật của Apple vừa mới được tiết lộ.

Vào cuối năm 2004, một năm trước khi cả thế giới được biết đến chiếc smartphone mang tên iPhone, một nhóm nhỏ các kỹ sư của Apple đã bắt tay vào một dự án bí mật.


Steve Jobs.

Dự án tuyệt mật này có tên gọi là “Purple” (màu tím)đây chính là dự án phát triển chiếc iPhone. Purple Project được thực hiện bởi một nhóm các kỹ sư, bên trong một nơi mà được gọi là Purple Dorm (ký túc xá màu tím). Có vẻ như nó giống như một nhóm các sinh viên trong trường đại học đang phát triển một dự án đầy hoài bão nhưng có vẻ lại khá mộng mơ.

Và một trong những nguyên tắc đặc biệt của Purple Project đó là: “Bạn không được tiết lộ bất kỳ điều gì về Purple bên ngoài cánh cửa này”.

Chiếc máy tính iMac G3 nguyên bản được giới thiệu vào năm 1998 với màu xanh ngọc. Tuy nhiên sau đó, Apple tiếp tục ra mắt thêm các phiên bản Revision C mới với thêm 4 màu mới tượng trưng cho các loại quả là: việt quất, dâu, nho và quýt.


Chiếc máy tính iMac G3 với màu sắc lấy ý tưởng từ các loại kẹo trái cây.

Dự án iMac G3 với các màu sắc rực rỡ này còn được đặt một nickname là Life Savers. Đó chính là tên của một loại kẹo trái cây, mà Jobs từng nói đùa rằng: “Chúng tôi hy vọng mọi người sẽ sưu tập đủ 5 vị kẹo khác nhau”.

Năm 1994, Apple cho ra mắt Power Macintosh 7100, một chiếc máy tính có tên mã nội bộ vô cùng đặc biệt.

Chiếc máy tính này ban đầu được đặt tên là Carl Sagan, theo tên một nhà thiên văn học người Mỹ. Sagan đã biết việc tên của mình được đặt cho dự án phát triển chiếc máy tính này của Apple trong một cuộc phỏng vấn tại MacWeek vào năm 1993, một năm trước khi chiếc máy tính được tung ra thị trường. Và sau khi phàn nàn về điều đó, các nhân viên của Apple đã đổi tên của chiếc máy tình này thành “BHA” hay “Nhà thiên văn học đầu đất”.


Nhà thiên văn học Carl Sagan.

Ngay sau đó, Sagan đã đệ đơn kiện lên tòa án, cho rằng Apple đang chế giễu ông. Tuy nhiên thì đơn kiện của ông không được chấp thuận. Mặc dù vậy Sagan vẫn quyết định kiện lên tòa án cao hơn. Và cuối cùng Apple cũng chịu đàm phán để đổi lại tên của dự án này thành “LAW”, viết tắt của “các luật sư là đồ chết nhát”.

Trước khi Apple đặt tên hệ điều hành của mình là “Mac OS”, nó chỉ được gọi đơn giản là Systems. Năm 1995, Apple đã phát triển phiên bản Systems 7.5 trước khi công bố cho tất cả mọi người.

Theo những câu chuyện nội bộ của Apple, phiên bản hệ điều hành này từng được đặt tên là Mozart 7.5, nhằm tưởng nhớ nhà soạn nhạc tài ba. Tuy nhiên sau đó Apple lại biết được rằng đối thủ cạnh tranh của mình là Microsoft đang phát triển hệ điều hành Windows 95 với tên mã “Chicago”. Và Apple lại quyết định đổi tên mã của mình thành “Capone”, tên của một tay xã hội đen khét tiếng khiến cả thành phố Chicago phải khiếp sợ. Apple cũng khá giỏi trong việc đá xoáy.


Al Capone, tay xã hội đen khét tiếng tại thành phố Chicago.

Đối với chiếc đồng hồ thông minh của Apple, nhiều người nghĩ rằng nó sẽ được đặt lên là iWatch, tuy nhiên Apple cũng có một tên mã riêng cho sản phẩm này.

Theo tiết lộ cựu giám đốc công nghệ của Apple, tên mã nội bộ của Apple Watch là “Gizmo“. Chú quái vật đáng yêu trong bộ phim kinh dị Gremlins năm 1984. Có hai lưu ý đó là không được để chú quái vật Gizmo bị ướt và không được cho nó ăn vào buổi đêm nếu như bạn không muốn bị giết.


Chú quái vật Gizmo trong bộ phim Gremlins.

MacDraw là phần mềm thiết kế trong hệ điều hành Apple System đầu tiên, được giới thiệu năm 1984.

Và nó cũng được đặt tên mã Mackelangelo. Có một chút liên hệ với nhà điêu khắc, họa sĩ và kiến trúc sư Michelangelo?


Bức vẽ nổi tiếng trên trần Nhà nguyện Sistine của Michelangelo.

Rất lâu trước khi Apple ra mắt Apple TV, công ty này đã thử nghiệm phát triển một sản phẩm được gọi là Macintosh TV. Thiết bị này ra mắt vào năm 1993, nó có một cáp kết nối TV mà bạn có thể chuyển đổi giữa việc xem TV và dùng máy tính.

Chiếc Mac TV này có hai tên mã nội bộ là Peter Pan LD50 (một thuật ngữ y tế cho tỷ lệ tử vong 50%). Có vẻ như Apple cũng biết trước tỷ lệ thành công của sản phẩm này chỉ là 50/50, và cuối cùng thì Mac TV chỉ bán được 1000 chiếc và thất bại thảm hại.


Đáng tiếc là sản phẩm này không bay cao được như Peter Pan.

Trong khi hệ điều hành trên máy tính của Apple được đặt tên theo các loài thú lớn, thì tên mã nội bộ của nó lại được đặt theo các loại rượu.

Và Apple cho thấy mình cũng khá biết thưởng thức rượu, với khá nhiều cái tên hàng hiệu như rượu Pinot được đặt cho OS X 10.3 (Panther), rượu Merlot cho OS X 10.4 (Tiger) và rượu Zinfandel cho OS X 10.8 (Mountain Lion). Tất cả đều là những loại vang hảo hạng.


Apple có vẻ rất sành rượu.

Ngay cả sau này, khi chuyển trụ sở công ty về California và phát hành phiên bản OS X 10.9 (Mavericks), Apple vẫn trung thành với truyền thống rượu vang của mình với tên mã Cabernet, loại vang được làm từ những quả nho đỏ Cabernet Sauvignon đầu bảng.

Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video