Các dạng thiên tai thường gặp nhất có thể giết chết con người xoay quanh bốn yếu tố là nước, khí, đất và lửa. Trong số những nơi có yếu tố thiên nhiên nguy hiểm trên Trái đất, nơi nào khắc nghiệt nhất?
Thiên tai về đất
Nếu có một thứ liên kết cùng nhau và gây chết người, thì đó là hoạt động kiến tạo. Lớp vỏ Trái đất được tạo nên từ các tấm nền di chuyển được, và chúng di chuyển đối nghịch với nhau, tạo ra năng lượng.
Năng lượng này được phóng ra, chúng sẽ tạo ra các cơn sóng địa chất, khiến bề mặt Trái đất rung lắc dữ dội và được gọi là động đất.
Trận động đất gây chết người nhiều nhất trong lịch sử đã xảy ra ở Thiểm Tây, Trung Quốc vào năm 1556 khiến hơn 800.000 thiệt mạng. Động đất ngầm ở đáy biển cũng gây ra sóng thần, và trở thành kiểu thiên tai gây chết người nhiều nhất.
Động đất vào năm 1906 ở San Francisco. (Ảnh: Glasshouse Images/Alamy).
Rãnh nứt San Andreas, nơi mảng kiến tạo Thái Bình Dương và Bắc Mỹ gặp nhau, chạy dọc qua California và là một trong những rãnh nứt nổi tiếng nhất. Không ngạc nhiên khi nó là đề tài cho bộ phim bom tấn của Hollywood, vì khi nơi này xảy ra động đất, thiệt hại sẽ vô cùng lớn.
Những khu vực giàu có nhất trên thế giới cũng là những nơi dễ bị tổn thương bởi động đất. Thành phố Los Angeles và Tokyo là hai nơi như thế, kiến trúc ở đây được tạo ra đảm bảo mọi tòa nhà đều chống chọi được với động đất.
Một phần rãnh nứt San Andreas ở California. (Ảnh: Nik Wheeler/Alamy).
Nhưng ở những quốc gia khác nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương – nơi 81% các trận động đất mạnh nhất thế giới diễn ra – không phải thành phố nào cũng đủ khả năng để làm được như vậy.
Thiên tai về lửa
Một hệ quả khác của mảng kiến tạo chính là núi lửa, nơi những mảng kiến tạo di chuyển ra xa nhau, magma nóng từ bên dưới lòng đất tràn lên để lấp đầy khoảng trống đó.
Được xem là nơi "hung tợn" nhất Trái đất, vùng trũng Danakil ở Ethiopia - nơi gặp nhau của ba tấm mảng địa chất và cả ba đều nằm cách xa nhau - khiến núi lửa nơi đây có thể phun trào một trận mạnh mẽ nhất trong lịch sử.
Cảnh vật hoang sơ ở vùng Danakil. (Ảnh: AGF Srl/Alamy).
Nhiệt độ trung bình mỗi năm của nơi đây là 34,4 độ C, khiến nó trở thành một trong những nơi nóng nhất trên Trái Đất. Với lượng mưa thấp, cảnh quang khô hạn điểm xuyến những hạt than văng ra từ núi lửa, khiến ai cũng nghĩ sẽ không có người sinh sống tại đây. Tuy nhiên, người Afar gọi nơi này là nhà.
Trong thực tế, con người thường sinh sống tại những nơi có địa lý nguy hiểm, đáng lo ngại. Ví dụ nổi tiếng nhất là Pompeii, thành phố cổ ở Ý bị chôn vùi bởi dòng sông nham thạch phun tràn từ núi lửa Vesuvius nằm ngay cạnh thành phố. Nhiều thành phố hiện đại ngày nay cũng nằm trong phạm vi ảnh hưởng của núi lửa.
Theo nghiên cứu được xuất bản bởi một mạng thông tin về núi lửa toàn cầu vào năm 2015, cho thấy đã có hơn 200.000 người chết trực tiếp bởi núi lửa trong suốt 400 năm qua. Indonesia là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi núi lửa.
Núi lửa Tambora trên đảo Sumbawa đã giết chết 70.000 người vào năm 1815, tiếp sau đó, cả Bắc bán cầu đã không có mùa hè vào năm này. Đợt phun trào này lớn đến nỗi, khói bụi của nó phun ra đã che kín bầu trời của cả bán cầu bắc, gây biến đổi khí hậu nghiêm trọng.
Gần đây nhất, núi lửa Merapi phun trào vào năm 2010 đã làm 350 người thiệt mạng bởi những vụ nổ và gây ngạt thở do các đám mây khói bụi. Thật may mắn khi hàng chục ngàn người được cứu do sơ tán kịp thời.
Núi lửa Merapi ở Indonesia phun trào vào năm 2010. (Ảnh: Reuters).
Núi lửa với những dòng dung nham nóng có lẽ không là mối đe dọa đáng kể trong tương lai. Vào năm 2003, khắp Châu Âu đã có 70.000 người bị chết do đợt nắng nóng xảy ra khiến nhiệt độ tăng vọt nhanh chóng. Ngày nay nhiệt độ ở các đô thị phát triển ngày càng tăng, gây hại cho nhiều người với tỷ lệ tăng hơn bao giờ hết.
Các chuyên gia kinh tế và môi trường hiện nay vẫn lựa chọn những giải pháp phát triển đô thị ưu tiên bảo vệ môi trường, thay vì phát triển nóng như những thập kỷ trước. Môi trường chính là mối quan tâm hàng đầu trong phát triển đô thị.