Những "ông trùm" nọc độc trong giới động vật, nếu gặp nhớ tránh xa

Top những động vật có động bạn nên tránh xa

Nọc độc đã tiến hóa hàng trăm triệu năm trước, tạo ra cuộc chạy đua "vũ trang hóa học" giữa động vật săn mồi và con mồi.

Các nhà khoa học thậm chí đã xác định được một loài khủng long từ đầu kỷ Phấn trắng (145 đến 66 triệu năm) đã sử dụng nọc độc để con mồi rơi vào "trạng thái sốc nhanh".

1. Sứa Irukandji


Nọc độc của loài sứa Irukandji tấn công hệ thần kinh, có thể làm tê liệt phổi và tim của con mồi - (Ảnh: Getty).

Sứa Irukandji là một loài nhỏ bé, chỉ khoảng 2cm đường kính. Nọc độc của loài sứa này gây ra hội chứng Irukandji, tấn công hệ thần kinh và có thể làm tê liệt phổi và tim của con mồi.

2. Thú mỏ vịt


Nọc độc của thú mỏ vịt gây sưng và đau dữ dội - (Ảnh: Getty).

Thú mỏ vịt đực trưởng thành có những chiếc gai rỗng ở chân sau được nối với các tuyến tiết ra nọc độc. Lượng nọc độc của chúng đạt đỉnh điểm vào mùa giao phối, khiến các nhà khoa học tin rằng nọc độc được sử dụng như một vũ khí để cạnh tranh với những con đực khác để tiếp cận con cái.

Nọc độc của thú mỏ vịt không chết người hoặc các loài thú mỏ vịt khác, nhưng có thể gây sưng và đau dữ dội.

3. Rắn mamba đen


Rắn mamba đen là loài rắn độc dài nhất ở châu Phi - (Ảnh: Getty).

Rắn mamba đen là loài rắn độc dài nhất ở châu Phi, dài khoảng 2,5m. Chúng cũng là một trong những loài rắn nhanh nhất trên trái đất, đạt tốc độ khoảng 20km/h.

Nếu không được điều trị, vết cắn của rắn mamba đen hầu như luôn gây tử vong. Mỗi chiếc răng nanh của một con rắn mamba đen trưởng thành chứa từ 12 - 20 giọt nọc độc và chỉ cần hai giọt là có thể giết chết một người.

4. Ốc nón


Không có thuốc giải độc cho vết đốt của ốc nón - (Ảnh: Getty).

Ốc nón được tìm thấy ở các rạn san hô của Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, dài tới 15cm và là loài độc nhất trong số 500 loài ốc nón đã biết.

Không có thuốc giải độc cho vết đốt của ốc nón và phương pháp điều trị là giữ cho nạn nhân sống cho đến khi chất độc hết tác dụng.

5. Kiến đạn


Bị kiến đạn cắn đau đớn giống như bị đạn bắn - (Ảnh: Shutterstock).

Kiến đạn gây ra một trong những vết đốt đau đớn nhất thế giới, thường được ví như bị bắn bằng đạn và cơn đau có thể kéo dài không ngừng trong vòng 24 giờ.

Kiến đạn tiêm nọc độc nhắm vào các tế bào thần kinh liên quan đến cảm giác đau, gây tê liệt tại vị trí bị đốt và run rẩy không kiểm soát được. Mặc dù nọc độc kiến đạn làm tê liệt và giết chết các sinh vật nhỏ, nhưng chúng không gây chết người.

6. Rồng Komodo


Rồng Komodo sử dụng nọc độc được tiết ra từ các tuyến ở hàm dưới để hạ gục con mồi - (Ảnh: Getty).

Là loài thằn lằn lớn nhất trên trái đất, rồng Komodo có thể dài tới 3m. Cùng với những chiếc răng cưa khổng lồ mà chúng dùng để xé nát con mồi và nước bọt chứa đầy vi khuẩn, rồng Komodo còn sử dụng nọc độc được tiết ra từ các tuyến ở hàm dưới để hạ gục con mồi.

Nọc độc này gây sốc và ngăn máu đông, cuối cùng kết liễu con mồi và cho phép rồng Komodo thảnh thơi đánh chén.

7. Ếch Bruno


Nọc độc của ếch Bruno mạnh hơn nọc độc của rắn lục hổ 25 lần - (Ảnh: Getty).

Nọc độc của ếch Bruno được lưu trữ trong các tuyến da xung quanh đầu, sẵn sàng được truyền qua các gai xương nằm dọc theo hộp sọ. Nọc độc này ước tính mạnh hơn nọc độc của rắn lục hổ 25 lần. Chỉ cần 1g nọc độc có thể giết chết 80 người.

8. Bạch tuộc đốm xanh


Không có thuốc giải độc nào được biết đến cho nọc độc của bạch tuộc đốm xanh - (Ảnh: Getty).

Có bốn loài bạch tuộc đốm xanh gồm bạch tuộc đốm xanh lớn, bạch tuộc đốm xanh phía nam, bạch tuộc sọc xanh và bạch tuộc đốm xanh thông thường.

Tất cả chúng đều nhỏ, có thể nằm gọn trong lòng bàn tay. Thế nhưng chúng chứa một loại độc tố thần kinh mạnh có thể làm tê liệt và giết chết người trong vòng vài phút. Hiện chưa có thuốc giải độc cho loại nọc độc này.

9. Rắn lục Russell


Rắn lục Russell là nguyên nhân gây ra phần lớn trong số 58.000 ca tử vong do rắn cắn ở Ấn Độ mỗi năm - (Ảnh: Getty).

Là một trong những loài rắn độc nhất thế giới, rắn lục Russell gây ra phần lớn trong số 58.000 ca tử vong do rắn cắn ở Ấn Độ mỗi năm, theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2021.

Rắn lục giết chết rất nhiều người vì chúng có nọc độc mạnh và thường xuất hiện trên các cánh đồng lúa, bò ngang qua người nông dân trong mùa thu hoạch.

Theo một báo cáo năm 2014, nọc độc của chúng có thể gây nhiều triệu chứng, bao gồm chảy máu nghiêm trọng, tổn thương nội tạng và suy thận.

Thuốc giải độc đã có sẵn, nhưng những người bị cắn thường ở vùng nông thôn mà không được chăm sóc nhanh chóng, trong khi nhiều người vẫn dựa vào thầy lang truyền thống thay vì đi bác sĩ chuyên khoa.

10. Nhện phễu Sydney


Một vết cắn của nhện phễu Sydney có thể giết chết người chỉ trong 15 phút - (Ảnh: Getty).

Nhện phễu Sydney được tìm thấy trên khắp các vùng ven biển phía đông Úc. Nọc độc do con đực tiết ra chứa chất độc thần kinh có thể gây tử vong cho con người.

Một vết cắn của nhện phễu Sydney có thể giết chết người chỉ trong vòng 15 phút. Điều đáng mừng là chưa có trường hợp tử vong nào được ghi nhận kể từ khi thuốc giải độc được đưa vào sử dụng cách đây gần 50 năm.

Những loài động vật có nọc độc nguy hiểm khác

  • Sâu bướm lưng yên ngựa.
  • Nhện lang thang Brazil.
  • Bọ cạp tử thần.
  • Cu li chậm lùn.
  • Rắn hổ mang chúa.
  • Kiến lửa đỏ.
  • Rắn Taipan nội địa.
  • Dơi quỷ.
  • Cá đá.
  • Nhện góa phụ đen miền Nam.
  • Sinh vật giống sứa Portuguese Man of War.
  • Rắn nâu phương Đông.
  • Cá sư tử đỏ.
  • Nhện lưng đỏ.
  • Thằn lằn "quái vật Gila".
  • Ong bắp cày khổng lồ châu Á.
  • Nhím biển hoa.
  • Sao biển gai.
  • Rắn cạp nong.
  • Bướm đêm tơ khổng lồ.
  • Rết khổng lồ Amazon.
  • Sứa hộp Úc.

Taipan nội địa: Loài rắn có nọc độc giết chết 100 người cùng lúc

Những động vật “đánh cắp” chất độc của loài khác

Tại sao một số loài động vật sở hữu nọc có độc tính cao đến mức chính chúng cũng không dùng được?

Cập nhật: 16/08/2024 Tuổi Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video