Những phát hiện bất ngờ chấn động giới khảo cổ

Trong thời gian qua, giới chuyên gia, nhà khoa học đã có những phát hiện bất ngờ gây chấn động giới khảo cổ trên thế giới.


Năm 2012, nhà cổ sinh vật học Otis E. Kline đã có phát hiện bất ngờ khi tìm thấy sừng của loài khủng long Triceratops (khủng long ba sừng khổng lồ) tại Dawson County, Montana. Sau khi tiến hành nghiên cứu sâu, các nhà khoa học cho hay chiếc sừng có niên đại vào khoảng 33.500 năm trước.


Phát hiện này mâu thuẫn với điều mà con người ngày nay tin rằng khủng long đã bị tuyệt chủng từ cách đây 65 triệu năm. Do vậy, khám phá này đặt ra nghi vấn cho việc thực sự một số loài khủng long vẫn tồn tại cùng thời với người tiền sử hay không.


Mặc dù ngày nay 98% diện tích Nam Cực bị bao phủ bởi băng tuyết nhưng các nhà khoa học tin rằng 50 triệu năm trước, nơi đây từng là một hòn đảo nhiệt đới. Sau nhiều chuyến khám phá Nam Cực, các chuyên gia tìm thấy những tàn tích hóa thạch của các loài thực vật nhiệt đới như dương xỉ hay loài thằn lằn cổ chỉ sống trong các vùng nhiệt đới ẩm.


Phát hiện đáng chú ý này khiến các chuyên gia đưa ra giả thuyết hơn 50 triệu năm về trước tại Nam Cực đã từng ghi nhận sự tồn tại của những cây cọ và những bãi biển cát trắng nắng vàng.


Một số người tin rằng người La Mã cổ đại đặt chân đến châu Mỹ trước cả nhà thám hiểm Christopher Columbus. Nguyên nhân là vì vào năm 1933, một tác phẩm điêu khắc nhỏ lần đầu tiên được tìm thấy dưới một tòa nhà cũ ở Mexico. Những đặc điểm khuôn mặt của tác phẩm giống với các đặc điểm hiện vật của người La Mã được tạo ra vào thế kỷ thứ 2 TCN.


Thêm nữa, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy một bộ sưu tập các bình của người La Mã có từ thế kỷ thứ 3 ở Vịnh Guanabara gần Rio de Janeiro. Đây có thể là bằng chứng có sức thuyết phục cho thấy người La Mã từng đặt chân đến châu Mỹ.


Một trong những bí ẩn lớn nhất lịch sử là những khối đá hình cầu khổng lồ ở Costa Rica. Những khối đá hình cầu bí ẩn lần đầu tiên được tìm thấy là vào những năm 1930. Trong nhiều thập kỷ sau, người ta khai quật được khoảng 300 khối đá hình cầu, chủ yếu nằm ở xung quanh khu vực đồng bằng sông Diquis.


Một số khối đá hình cầu có kích thước đường kính từ vài cm đến hơn 2m và nặng tới 15 tấn. Chúng được tạo thành vào khoảng 600 năm sau công nguyên, với phần lớn có niên đại sau 1.000 năm sau công nguyên. Cho đến nay, giới chuyên gia vẫn chưa thể giải mã được những khối đá hình cầu này được tạo ra với các bề mặt đá tròn nhẵn, bóng loáng để làm gì.


Kim tự tháp ở Ai Cập có lẽ là cấu trúc lớn và độc đáo nhất thế giới. Vào năm 2015, nhà khảo cổ nghiệp dư Semir Osmanagic đã có tuyên bố gây chấn động dư luận. Cụ thể, ông cho hay con người xây các kim tự tháp ở Bosnia từ rất sớm, trước cả khi người Ai Cập xây dựng kim tự tháp Giza.


Tuy nhiên, các chuyên gia hàng đầu thế giới hoài nghi về tuyên bố trên. Thậm chí có người cho rằng đó là thông tin sai. Họ cho rằng, đồi Visočica được hình thành một cách tự nhiên. Khi ấy, ông Osmanagic vẫn khẳng định tuyên bố của mình là đúng. Cho đến nay, vẫn chưa có bằng chứng nào chứng minh điều ông Osmanagic nói là sự thật.

Cập nhật: 29/10/2017 Theo Kiến Thức
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video