Những phát hiện thú vị về muỗi

Loài muỗi là kẻ thù của mọi sinh vật máu nóng. Riêng muỗi đực lại không nguy hại bởi chúng chỉ ăn thảo mộc. Chính vậy mà muỗi cái trở nên "khát máu" nhằm nuôi dưỡng nòi giống của mình.

Chúng có thể phát hiện ra người hoặc động vật từ xa cả nửa cây số. Muỗi có thể kiếm ăn xa "nhà" cả 10km. Đến giờ người ta vẫn chưa tính được vận tốc bay chính xác của muỗi, nhưng chúng có thể bay đuổi kịp ngựa đang phi với vận tốc 30km/giờ.


Muỗi có thể kiếm ăn xa "nhà" cả 10km.

Mỗi con muỗi đực có trung bình từ 10 - 15 "vợ", nhưng hạnh phúc gia đình của chúng chỉ kéo dài có vài phút đồng hồ. Sau đó con cái "bỏ chồng" trong giai đoạn chửa đẻ, biến ấu trùng từ cung quăng thành muỗi con, nhưng không biết bơi và chưa biết bay. Bí quyết tồn tại giống nòi của chúng là ở chỗ: các muỗi mẹ không "rủ" nhau đi đẻ cùng lúc, mà thay phiên nhau đẻ liên tục.

Các kết quả nghiên cứu đã khẳng định, rằng tính "khát máu" của muỗi cái xuất hiện ngay sau khi "chớm thai", phải chích đốt sinh vật khác lấy máu làm nguồn dinh dưỡng nuôi ấu trứng, cũng chính từ lúc này nó bỗng dưng trở nên thù ghét con đực.

Đây là điểm được các nhà sáng chế Nhật tận dụng. Bạn chỉ cần bỏ trong túi một máy phát sóng siêu tần chạy pin, tạo thành vùng an toàn trong vòng bán kính 3m, máy sẽ hoàn thiện các bước sóng như của loài muỗi đực phát ra. Muỗi cái nhận ra bộ da "mơn mởn" của bạn và muốn đốt lắm rồi, nhưng với sự hiện diện "đáng ghét" của con đực làm nó đâm "nản" và bỏ đi…

Cập nhật: 21/12/2017 Theo ANTG
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video