Những sự thật thú vị về loài muỗi

  •   4,88
  • 39.417

Tại sao muỗi cắn lại gây ngứa, tại sao chỉ có muỗi cái mới hút máu... Cùng tìm lời giải đáp cho những câu hỏi này nhé!

1. Muỗi là động vật gây ra cái chết nhiều nhất trên Trái Đất

 Muỗi là động vật gây ra cái chết nhiều nhất trên Trái Đất

Chúng ta thường nghĩ cá mập, gấu, chó sói và các động vật nguy hiểm khác mới là nguyên nhân gây ra cái chết nhiều nhất cho con người. Nhưng theo thống kê, trong tổng số những ca con người chết vì động vật, muỗi gây ra hầu hết các trường hợp tử vong hàng năm. Chúng là nguyên nhân gây ra các căn bệnh chết người như sốt rét, sốt xuất huyết, sốt vàng da và viêm não.

2. Chỉ có muỗi cái mới hút máu

 Chỉ có muỗi cái mới hút máu

Muỗi đực thường hút mật, phấn hoa, nhựa cây, dịch hoa quả; muỗi cái mới là những kẻ hút máu thực sự. Muỗi cái không hút máu người và động vật để nuôi sống cơ thể của mình mà dùng lượng máu hút được đó để sản xuất ra trứng. Khi đã hút máu xong, chúng sẽ nghỉ ngơi trong 2-3 ngày để cơ thể sản xuất ra protein, sắt từ máu rồi tạo ra các amino acid và dùng nó để tạo ra trứng.

3. Loài muỗi bị thu hút bởi một cơ thể đẫm mồ hôi

 Loài muỗi bị thu hút bởi một cơ thể đẫm mồ hôi

Khi cơ thể đổ mồ hôi, sẽ sản sinh ra một lượng khí cacbon dioxit nhất định, loại khí này rất thu hút muỗi. Vì vậy nếu bạn thức dậy với cơ thể đầy nốt muỗi đốt , không hẳn vì bạn có loại máu 'ngọt' như nhiều người vẫn nghĩ, hãy đảm bảo là mình đã tắm sạch sẽ trước khi đi ngủ.

4. Để hút hết toàn bộ máu của một người, muỗi cần khoảng 1,2 triệu lần hút máu liên tục

Để hút hết toàn bộ máu của một người, muỗi cần khoảng 1,2 triệu lần hút máu liên tục

Loài muỗi sẽ mất khoảng 1,2 triệu lần cắn để có thể rút toàn bộ máu trong cơ thể con người. Vì vậy, cực kì khó để con người chết vì mất máu do muỗi cắn, nhưng con người lại chết vì những bệnh mà chúng lây truyền.

5. Muỗi cũng trốn mùa đông

Muỗi cũng trốn mùa đông

Muỗi là những sinh vật máu lạnh, vì vậy chúng dựa vào nhiệt độ bên ngoài để bay ra ngoài. Khi nhiệt độ xuống dưới 50 độ Fahrenheit (khoảng 10 độ C) chúng sẽ tìm một nơi nào đó để ở cho đến khi thời tiết trở nên tốt hơn.

6. Muỗi chỉ sống được khoảng 2 tháng

Muỗi chỉ sống được khoảng 2 tháng

Muỗi có tuổi thọ rất ngắn. Muỗi đực chỉ sống được khoảng mười ngày. Muỗi cái có thể sống đến tám tuần và đẻ trứng ba ngày một lần.

7. Muỗi có mặt trên Trái đất từ 210 triệu năm trước

 Muỗi có mặt trên Trái Đất từ 210 triệu năm trước

Muỗi xuất hiện từ kỷ Jura (khoảng 210 triệu năm trước). Chúng đã gây ra nhiều phiền nhiễu trong lịch sử, vì vậy chúng đã xuất hiện trong các tác phẩm văn học, lịch sử, bao gồm cả các tác phẩm của Aristotle vào những năm 300 trước Công nguyên.

8. Tại sao muỗi thích bay vo vo quanh đầu?

Tại sao muỗi thích bay vo vo quanh đầu?

Như đề cập ở trên, muỗi bị thu hút bởi khí cacbon dioxit. Chúng nhận biết được khí này từ khoảng cách 100 feet (khoảng hơn 30 m), và thích bay quanh đầu chúng ta nơi khí cacbon dioxit được thở ra từ mũi và miệng.

9. Tại sao muỗi cắn lại gây ngứa?

Tại sao muỗi cắn lại gây ngứa?

Đó là vì nước bọt của muỗi, chúng tiết nước bọt này vào cơ thể con mồi (và tất nhiên là cả con người) để hoạt động như một thuốc gây tê trong khi chúng hút máu. Vì vậy nhiều người không nhận ra khi mình bị muỗi đốt trong vài giây đầu tiên. Triệu chứng ngứa và sưng thực sự là một phản ứng của hệ thống miễn dịch với kháng nguyên có trong trong nước bọt của những con muỗi. Nước bọt này của muỗi cũng hoạt động như một chất chống đông máu, ngăn ngừa máu đông vì thế muỗi có thể tự do hút máu cho đến khi chúng đã no nê.

10. Alexander Đại đế chết vì bị muỗi đốt

Alexander Đại đế, vị vua của Macedonia chinh phục thành công đế chế Ba Tư, là một trong những vị tướng thành công nhất trong lịch sử. Theo một bài báo đăng trên tạp chí Emerging Infectious Diseases vào năm 2003, các nhà khoa học Mỹ cho rằng Alexander Đại đế qua đời do mắc bệnh, gây ra bởi muỗi nhiễm virus West Nile.

11. Muỗi bay khá chậm

Muỗi bay với tốc độ từ 1,6 - 2,4km/h. Điều này khiến chúng bị xếp vào một trong những loài côn trùng bay chậm nhất thế giới.

12. Không phải tất cả muỗi đều mang virus West Nile

Chỉ có khoảng 60 loài muỗi mang virus West Nile và truyền bệnh cho con người.
Chỉ có khoảng 60 loài muỗi mang virus West Nile và truyền bệnh cho con người.

Trong số hàng nghìn loài muỗi tồn tại trên Trái đất, chỉ có khoảng 60 loài muỗi mang virus West Nile và truyền bệnh cho con người. Gần 80% số người nhiễm virus này không có bất kỳ triệu chứng nào. 20% bệnh nhân còn lại có các biểu hiện sốt, cảm cúm, mệt mỏi, tiêu chảy, đau khớp, nôn mửa, phát ban. Một số trường hợp nặng dẫn đến co giật, sưng não, viêm màng não, thậm chí tử vong.

13. Virus làm tăng sự khát máu của muỗi

Các nhà khoa học phát hiện virus gây bệnh sốt xuất huyết khiến muỗi trở nên khát máu hơn. Loại virus này kích hoạt các gene làm tăng khả năng cảm nhận mùi của muỗi, biến chúng trở thành những thợ săn giỏi hơn.

14. Muỗi có thể bị nhiễm ký sinh trùng

Muỗi nhiễm ký sinh trùng gây bệnh sốt rét hút máu nhiều hơn và thường xuyên hơn so với muỗi bình thường. Chúng cũng bị hấp dẫn bởi mùi mồ hôi của con người nên thường bay quanh người đi tất thối.

15. Mùi chocolate làm muỗi bối rối

Mùi chocolate vô hiệu hóa bộ phận nhận biết khí CO2 của muỗi, khiến chúng gặp khó khăn khi tìm kiếm con mồi.
Mùi chocolate vô hiệu hóa bộ phận nhận biết khí CO2 của muỗi, khiến chúng gặp khó khăn khi tìm kiếm con mồi.

Khí carbon dioxide (CO2) mà con người thở ra kích thích và thu hút muỗi. Nhưng chúng ta không thể ngừng thở để ngăn chặn các cuộc tấn công của chúng, theo Mother Nature Network.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, một số mùi hương nhất định như bạc hà, trái cây, chocolate caramel, có thể làm vô hiệu hóa bộ phận nhận biết khí CO2 của muỗi, khiến chúng gặp khó khăn trong việc tìm "bữa tối" của mình.

16. Muỗi đực và muỗi cái có tần suất đập cánh nhiều như nhau

Các nhà khoa học đã từng cho rằng chỉ có muỗi đực mới có thể nghe thấy tiếng bạn tình của chúng đập cánh, nhưng nghiên cứu gần đây về muỗi Aedes aegypti đã chứng minh rằng, con cái cũng có thể làm được điều tương tự. Khi muỗi đực và muỗi cái gặp nhau, tần suất đập cánh của chúng cũng giống nhau như để thể hiện sự yêu mến của loài này với bạn tình của mình.

17. Muỗi muối đầm lầy có thể sống cách xa nơi chúng được sinh ra tới 160km

Hầu hết các loài muỗi được sinh sản trên cạn sống khá gần nơi chúng được đẻ ra. Nhưng một số khác, giống như muỗi muối đầm lầy, sẽ bay một khoảng cách khá dài để tìm một nơi sống thích hợp – một nơi mà chúng có thể tự do hút máu và mật hoa bất cứ khi nào chúng muốn.

18. Tất cả muỗi đều sinh sản ở những nơi có nước (dù chỉ có ít nước)

Dù ở một nơi có ít hay nhiều nước, muỗi cái đều có thể đẻ trứng. Vì vậy, ta có thể tìm thấy những chú ấu trùng muỗi phát triển nhanh chóng trong bồn tắm, trên máng xối mái nhà, và cả trong những chiếc vỏ lốp xe cũ. Một số loài còn có thể sinh sản trong vũng nước sau khi có mưa bão. Vì vậy, nếu không muốn muỗi sinh sản ngay tại khuôn viên nhà bạn, bạn cần lau sạch tất cả các vũng nước đọng lại ở bất kỳ ngóc ngách trong và ngoài nhà bạn.

Cập nhật: 21/04/2020 Tổng Hợp
  • 4,88
  • 39.417