Những phát minh tình cờ đến khó tin nhưng vĩ đại

Lịch sử luôn tràn ngập những phát minh tình cờ làm thay đổi cuộc sống của cả thế giới, dưới đây là một trong những phát minh đó.

Những phát mình tình cờ làm thay đổi cả thế giới

1. Lò vi sóng

Năm 1946, Percy Spencer một kỹ sư nghiên cứu về ra-đa, đang thử nghiệm ống chân không Manhêtron, một chuyện không bình thường đã xảy ra, thanh kẹo để trong túi áo của ông bỗng tan chảy.

Nhà khoa học liền đặt những hạt ngô, rồi trứng gà ở gần cái ống đó và ông quan sát. Thật kì lạ! Những hạt ngô nổ lép bép, còn lòng đỏ trứng gà thì phồng rộp lên.

Spencer nhận ra rằng sự tập trung với mật độ dày đặc của các tia vi sóng tạo nên một nguồn năng lượng lớn, có thể nấu chín thức ăn một cách nhanh chóng.

Một năm sau đó ông đã cho ra đời chiếc lò vi sóng đầu tiên, các kiểu dáng nhỏ hơn được thiết kế sản xuất sau này, cách mạng hoá các phương tiện nấu ăn.

2. Van tim nhân tạo

David Saucier là một chuyên gia của Nasa, nghiên cứu về những chiếc bơm năng lượng trong động cơ tên lửa những năm 80. Trong khi đang phục hồi sau một ca phẫu thuật tim do bác sỹ Michael DeBakey phụ trách, ông nảy ra ý nghĩ sử dụng kĩ thuật trong bơm để tạo ra một chiếc van tim cho các bệnh nhân.

Saucier đã trình bày ý kiến này với các nhà vật lý của trường Đại học Y Baylor. Trong hai thập kỉ, NASA và bác sỹ DeBakey đã làm việc miệt mài và cho ra đời chiếc van tim màu hồng hình dáng giống như một cục tẩy cắt xiên góc, có thể giúp cho người bệnh sống được 2 năm trở lên trong khi chờ được cấy ghép tim.

3. Internet

Sau khi Liên Xô phóng vệ tinh đầu tiên Sputnik I vào không gian năm 1957, vượt qua Mỹ trong lĩnh vực vũ trụ, bộ quốc phòng Mỹ đã thành lập Trung tâm dự án nghiên cứu tiên tiến để tạo ra động lực thúc đẩy phát minh, sáng tạo.

Một chuyên gia là Joseph Licklider đã tìm ra cách để bảo vệ Mỹ chống lại các vụ tấn công nguyên tử từ trên không, và ông tin tưởng rằng mạng lưới thông tin là chìa khoá cho dự án này.

Mạng thông tin đầu tiên được sử dụng vào tháng 10 năm 1969 tại trường Đại học California. Đến năm 1990, Tổ chức Khoa học Quốc gia Mỹ đã mở rộng hệ thống mạng này để nối kết các trường đại học với nhau. Và hệ thống này được sử dụng rộng rãi trong đời sống từ năm 1992.

4. Thép không gỉ (inox)

Các nhà sản xuất vũ khí thế kỉ 20 đã thuê Harry Brearly, một chuyên gia ngành thép người Anh, chế tạo nòng súng không gỉ.
Ngay sau khi kiểm nghiệm loại vật liệu mới với nhiều chất gây mòn như nước chanh, Harry Brearly đã nhận ra rằng đây chính là vật liệu lí tưởng để chế tạo các đồ dùng nhà bếp như dao, kéo, thìa, dĩa...

5. Thuốc nổ

Nhà hóa học người Thụy Điển Alfred Nobel đã phát minh ra thuốc nổ trong quá trình nỗ lực làm ổn định nitroglycerin, một chất lỏng dễ gây nổ.

Trong lúc vận chuyển nitroglycerin, Nobel phát hiện một trong những chiếc can chứa dung dịch bị rò rỉ và một hỗn hợp đá trầm tích có tên gọi kieselguhr đã hấp thụ chất lỏng này một cách hoàn hảo.

Vì nitroglycerin rất nguy hiểm khi xử lý ở dạng lỏng nên Nobel đã dùng kieselguhr làm chất ổn định cho dung dịch dễ nổ này.
Sau đó, Nobel đã tìm ra một phương pháp trộn lẫn chất nổ với kieselguhr mà không làm mất tác dụng của thuốc nổ. Ông công bố sản phẩm của mình vào năm 1867 và đặt tên là "dynamite".

6. Bánh bột ngô nướng

Mọi chuyện bắt đầu với tính hay quên của Will Keith Kellogg khi ông làm phụ tá cho anh trai tại viện điều dưỡng Battle Creek. Trong lúc nấu ăn cho bệnh nhân, Kellogg đã vô tình bỏ lại bột mì để làm bánh ở bên ngoài vài giờ.

Khi trở lại, ông phát hiện thấy chúng trở nên bông xốp. Tò mò xem chuyện gì sẽ xảy ra, Kellogy bỏ chỗ bột đó vào lò nướng và tạo ra một món ăn giòn tan được các bệnh nhân hưởng ứng nhiệt liệt.

Will Kellogg đã thử nghiệm công thức mới với các loại ngũ cốc khác và thành công ngoài sức tưởng tượng khi sử dụng ngô.

Đây chính là điểm xuất phát của công ty Kellogg, một công ty chuyên sản xuất bỏng ngô và các sản phẩm ngũ cốc ăn sẵn sau này.

7. Tia X

Đây không phải là sóng điện từ đầu tiên tình cờ được phát hiện.

Tối ngày 8/11/1895 khi Wilhelm Roentgen đang tiến hành một thí nghiệm sử dụng tia âm cực, ông chợt phát hiện ra một số mảnh bìa các-tông nhiễm huỳnh quang trong phòng sáng rực lên cho dù giữa các tia âm cực và những tấm bìa các-tông đó có vật ngăn cách rất dày.

Cách giải thích duy nhất là tia sáng đó đã xuyên qua vật ngăn cách cứng. Roentgen đã tìm ra tính chất của thứ tia bí mật mà ông tạm đặt tên là tia X và chính nó đã mang lại cho ông giải Nobel về vật lý đầu tiên vào năm 1901.

8. Keo siêu dính

Trong quá trình sản xuất ống ngắm bằng nhựa, tiến sĩ Harry Coover, một nhà nghiên cứu tại viện nghiên cứu Kodak, đã tình cờ phát hiện ra một loại chất dính kết tổng hợp từ cyanoacrylate. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, ông lại cho rằng chất này quá dính nên không dùng được.

Nhiều năm sau, Coover mới nhận thấy tiềm năng của chất này khi nó có thể tạo ra sự kết dính đến khó tin. Năm 1958, tròn 16 năm sau khi được phát hiện, chất này mới được đăng kí sáng chế và được bán ra thị trường với cái tên "keo siêu dính".

Tổng hợp
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video