Những phòng thí nghiệm trong lòng đất

Để phục vụ cho các nghiên cứu về sự cấu thành của vũ trụ như vật lý hạt hay vật chất tối, các chuyên gia đã xây dựng nhiều phòng thí nghiệm đặc biệt dưới lòng đất.

1. SNOLAB, Canada

SNOLAB là một phòng thí nghiệm nằm sâu 2.000m dưới lòng đất, bên dưới mỏ Vale Creighton ở Sudbury, Canada. Trong khi các thợ mỏ khai thác nikel, các chuyên gia của SNOLAB tập trung nghiên cứu về vật lý hạt và các hạt vũ trụ. Tại đây, các nhà chuyên gia còn thực hiện các thí nghiệm nằm chứng minh sự tồn tại của các vật chất tối. (Ảnh: sciencenorth.ca)

2. Large Hadron Collider, Thụy Sĩ

Large Hadron Collider là chiếc máy gia tốc hạt lớn nhất và mạnh nhất thế giới được xây dựng bởi tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân của Châu Âu (CERN). Chiếc máy được chứa trong một đường hầm có chu vi 27 km, ở độ sâu 175m so với mặt đất, tại một khu vực gần Geneva, Thụy Sĩ. Nơi này được thiết kế để thực hiện các thí nghiệm va chạm trực diện giữa các hạt proton. Thông qua thí nghiệm, các chuyên gia hy vọng có thể nghiên cứu sự hình thành của vũ trụ. Bức xạ được sinh ra từ quá trình hoạt động của phòng thí nghiệm khổng lồ này sẽ không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào, vì nó được thiết kế với các lớp đá chắn dày xung quanh. (Ảnh: CERN)

3. Phòng thí nghiệm Soudan, Mỹ

Đây là một phòng thí nghiệm được xây dựng ngay tại mỏ sắt cũ ở bang Minnesota, Mỹ, nằm ở độ sâu khoảng 800m so với mặt đất. Tại phòng thí nghiệm dưới lòng đất này, các chuyên gia thực hiện nghiên cứu về bản chất của vật chất tối và các hạt neutrino, một loại hạt hạ nguyên tử đóng vai trò cơ bản trong sự cấu thành vũ trụ. (Ảnh: Fermilab)

4. Phòng thí nghiệm quốc gia Gran Sasso, Italy

Gran Sasso là một phòng thí nghiệm dưới lòng đất được xây dựng nhằm thực hiện các nghiên cứu tìm kiếm hạt neutrino, các tia vũ trụ và các loại hạt khác phát ra từ không gian. Phòng thí nghiệm nằm bên cạnh một đường hầm giữa L'Aquila và Teramo, Italy, cách thủ đô Rome khoảng 120km. (Ảnh: Paolo Lombardi INFN-MI)

5. Large Underground Xenon Detector, Mỹ

Phòng thí nghiệm thăm dò Large Underground Xenon Detector nằm ở độ sâu 1,5km, bên dưới dãy núi Black Hills, bang Nam Dakota, Mỹ. Đây là nơi các chuyên gia thực hiện nghiên cứu về vật chất tối và tìm kiếm các hạt vũ trụ. Theo kết quả công bố vào tháng 10/2013, các nhà khoa học cho biết không tìm thấy bằng chứng của vật chất tối sau 3 tháng thực hiện thí nghiệm thăm dò. Tuy nhiên, họ vẫn đang lên các kế hoạch nghiên cứu tiếp theo trong thời gian tới. (Ảnh: Sanford Laboratory)

6. Cơ sở nghiên cứu dưới lòng đất, Canada

Theo các chuyên gia của Đại học Toronto, phòng thí nghiệm ngầm của Công ty Năng lượng nguyên tử Canada được xây dựng nhằm kiểm tra các phương pháp lưu trữ và xử lý nhiên liệu hạt nhân. Cơ sở nghiên cứu được đặt tại bang Manito, ở độ sâu 440m dưới lòng đất. (Ảnh: Atomic Energy of Canada Limited)

Theo VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video