Những tập tính "quái gở đến đáng sợ" của côn trùng

Đặt bẫy con mồi, kiến biết tính toán đường đi, kiến ăn "smartphone"... là những hành vi kỳ lạ của côn trùng.

Thiên nhiên luôn ẩn chứa biết bao nỗi đáng sợ vô hình bởi sự xuất hiện của những loài côn trùng nhỏ bé. Tuy nhiên, chỉ cần tìm hiểu kĩ hơn, chúng ta sẽ nhận ra, thế giới côn trùng tuy phức tạp nhưng ẩn chứa rất nhiều vẻ đẹp cùng hành vi săn mồi bí ẩn. Cùng điểm lại một vài hành vi bí ẩn và kỳ lạ của côn trùng qua tổng hợp của trang Listverse dưới đây.

1. Cuộc "hành quân" của sâu bướm

Đúng như tên gọi của mình, nơi cư ngụ của sâu bướm gỗ thông là những cánh rừng thông ở châu Âu và châu Á. Loài côn trùng tưởng chừng nhỏ bé vô tội này lại có sức hủy diệt khủng khiếp với khả năng tàn phá 73% cánh rừng thông chỉ trong vòng một thế hệ.

Khi mới sinh, thức ăn của sâu bướm chỉ là lá thông nhưng một khi đã đủ lớn, chúng tập hợp lại, xếp thành hàng trật tự và bắt đầu hành quân ăn những phần khác của cây thông.

Cuộc hành quân bắt đầu từ chính cây thông mà chúng sinh ra, sau khi đã “hạ gục nhanh, tiêu diệt gọn” cây mẹ, đàn sâu bướm di chuyển xuống mặt đất và tiến tới “nạn nhân” tiếp theo. Khi đêm xuống, chúng sẽ trở về kén trên ngọn cây để ngủ và bắt đầu cuộc hành trình mới khi bình minh lên.

2. Côn trùng có tính “troll”

Trong cuộc thám hiểm rừng nhiệt đới Suriname ở Nam Mĩ, các nhà sinh vật học đã phát hiện ra 60 loài sinh vật lạ chưa từng được biết tới. Một trong số đó là loài Nymth tí hon. Qua nghiên cứu, loài côn trùng độc đáo này sẽ hoàn toàn “lột xác” khi trưởng thành, sở hữu chiếc đầu lấp lánh cùng lớp lông trông giống nhúm tóc.

Chiếc đuôi mọc phía thân sau của Nymth dễ dàng đánh lừa các loài thú ăn thịt bằng cách khiến chúng nhầm lẫn giữa phần đầu và đuôi của nó. Giống đuôi của loài thằn lằn, đuôi của Nythm có thể rụng ra để giúp chúng thoát thân.

Bên cạnh đó, khi bị đe dọa, loài côn trùng này có thể nhảy lên cao gấp hàng trăm lần chiều cao của chúng còn phần lông đuôi sẽ hoạt động như một chiếc dù lượn giúp chúng bay xa hơn.

3. Kiến đặt bẫy con mồi

Allomerus decemarticulatus là loài kiến sống ở vùng rừng rậm Amazon. Không như những loài kiến khác chỉ đi tìm và ăn những thứ gì chúng vô tình kiếm được, Allomerus dựng lên một chiếc bẫy chết người để thu hút con mồi.

Allomerus đặt bẫy trên thân và lá cây, khéo léo ngụy trang cửa bẫy bằng sợi thiên nhiên tận dụng từ chính chiếc cây và bắt đầu mai phục cùng 40 đồng đội khác.

Khi có loài côn trùng sa chân vào cửa bẫy, Allomerus sẽ xông ra và chộp lấy một chân của nó. Sau đó, chúng gửi tín hiệu pheromone tới đồng loại và tất cả đồng loạt lao tới, túm nốt những chân còn lại của nạn nhân xấu số và ra sức kéo, tạo nên cảnh tượng phanh thây đáng sợ.

4. Trang trại nấm của loài kiến

Kiến cắt lá nổi tiếng với khả năng cắt rời lá và khuân về tổ. Tuy nhiên, lá sẽ được chúng sử dụng làm phân bón chứ không phải là thức ăn như nhiều người nhầm tưởng.

Kiến cắt lá tập trung tại phần đất mỏng nhất để kích thích sinh trưởng. Chúng nhai những cây nấm mọc yếu hơn rồi giữ lại enzyme tiết ra từ nấm. Tiếp theo, chúng thải các enzyme chưa được xử lý vào đất để bắt đầu quá trình phân hủy của lá, đồng thời cung cấp dưỡng chất cho nấm.

Tuy nhiên, phần kỳ lạ nhất chính là một số kiến cắt lá được giao nhiệm vụ đi liếm tất cả các cây nấm. Bằng cách này, chúng tiết ra vi khuẩn giết chết cây nấm có thể gây hại cho sự sinh trưởng của những cây khác.

5. Kiến biết tính toán đường đi

Khi phát hiện ra một nguồn thức ăn mới, kiến sẽ thiết lập một lộ trình vận chuyển tốn ít thời gian nhất. Nhưng đặc biệt hơn, tuyến đường của chúng chạy quanh co qua nhiều loại địa hình nhằm tạo nên một lộ trình khoa học nhất.

Nếu gặp một địa hình nào đó khiến loài kiến khó di chuyển (bùn, cát), chúng sẽ men theo mép của địa hình đó để bò trên con đường bằng phẳng dù cho nó dài hơn. Tuy nhiên, kiến cũng không ngần ngại trượt trên những địa hình khó khăn nếu phương pháp trên khiến chúng tốn quá nhiều thời gian.

Mỗi khi một con kiến mang thức ăn về tổ, chúng để lại một vệt chất pheromone. Nếu có quá nhiều tuyến pheromone, con đến sau sẽ chọn tuyến ngắn nhất và củng cố thêm bằng chính pheromone của nó. Nhờ vậy, tất cả các lộ trình sẽ được được quy về một mối hiệu quả nhất.

6. Kiến ăn "smartphone"

Xuất hiện ở phía Nam nước Mỹ, loài "kiến điên" (Raspberry) với kích thước siêu nhỏ chỉ khoảng 3mm cùng khả năng sinh tồn rất cao có thể chống được cả các loạt thuốc trừ sâu đã "làm mưa làm gió" một vùng rộng lớn.

Chúng là loài sinh vật ám ảnh những người yêu công nghệ bởi đặc điểm thích ăn các thiết bị điện tử. Với kích thước nhỏ, "kiến điên" dễ dàng chui vào những thiết bị điện tử như TV, loa, quạt hay thậm chí là điện thoại và gặm nhấm mọi thứ.

Hơn thế, loài kiến này còn có tập tính bầy đàn và hung hãn. Chúng sẵn sàng đánh chiếm nguồn thức ăn, tiêu diệt những con còn sót lại và chiếm luôn tổ của các loài kiến khác.

7. Di chuyển tìm mồi để tránh bị ăn thịt

Mỗi đàn châu chấu bao gồm hàng triệu cá thể và cùng di cư để tìm kiếm protein. Tuy nhiên, động lực khiến chúng di chuyển không ngừng nghỉ lại hết sức kỳ lạ. Với số lượng châu chấu đông đảo như vậy, chỉ có con đi đầu mới có thể tiếp cận thức ăn và kết quả là những con tới sau bị mất phần.

Tức giận vì đói, những nhân vật “chậm chân” sẽ quay ra tấn công nguồn protein gần nhất - con châu chấu đi đầu xấu số. Bởi thế, ngay cả khi đã no bụng, những con dế Mormon đi đầu vẫn di chuyển liên tục để kiếm mồi vì chỉ cần dừng lại, chúng sẽ bị xơi tái bởi đồng loại háu đói đằng sau.

Theo PLXH
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video