Các bảo tàng, các nhà giáo dục học và những người khác đang ngày càng sử dụng nhiều hơn các video, hoạt ảnh, đồ hoạ và các công nghệ khác để minh họa các di tích lịch sử cổ xưa để đạt được những lợi ích mà sách, bản đổ và các hình vẽ không thể mang lại được.
Kathy Choi chạm vào một màn hình ở chế độ kiosk, sau đó nhìn lên một màn chiếu trao tường để nhìn những mô đất màu nâu vàng được tạo ra bằng kỹ thuật số uốn lượn qua bãi cỏ xanh mượt cùng với những hồ nước và con sông xanh trong. Những công trình kiến trúc cổ đại ở Thung Lũng Sông Ohio giờ đây là những mô đất được che phủ bởi cỏ và cây cối và những bức tường thành đã trở nên tồi tàn do sự phát triển, lũ lụt và nông nghiệp. Nhưng Kathy lại nhìn thấy chúng với phong cảnh như phong cảnh của chúng cách đây 2000 năm về trước nhờ vào một chuyến bay được thực hiện bằng máy vi tính. “Nó làm cho tất cả dường như trông thật hơn,” bà Choi, 59 tuổi nói trong lúc đang điều khiển hướng đi của mình thông qua một tour du lịch bằng video tương tác để tham quan di tích Fort Ancient và các công trình kiến trúc khác của trung tâm bảo tàng Cincinnati.
Trong một chuyến du lịch ảo tham quan ngôi làng của người da đỏ vào thế kỷ thứ 18 ở North Dakota, các du khách có thể vào trong một túp lều bằng đất và nghe các hiệu ứng âm thanh tạo ra từ một nhân vật hoạt hình phụ nữ đang cạo da của một con nai. Phòng Thí Nghiệm Công Nghệ Khảo Cổ tại Trường Đại Học Bang North Dakata đã sử dụng các phác thảo ảnh máy tính 3 chiều để tái tạo ngôi làng của bộ tộc Mandan, một bộ tộc người da đỏ Bắc Mỹ vùng Đồng bằng Lớn.
Một cuộc triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật Boston đã sử dụng hoạt ảnh 3 chiều để tái tạo một đền thờ và một cung điện được xây vào thời Pharaoh Akhenaten và nữ hoàng Nefertiti Ai Cập. Bảo tàng này dự định sẽ tổ chức một cuộc triển lãm di sản ảo thời đế chế Assyrian vào năm sau.
Ông Phil Getchell, giám đốc viện bảo tàng cho biết, các công chức của viện bảo tàng đang tìm kiếm những phương pháp mới khác có thể sử dụng công nghệ thực tế ảo,
Triển lãm và dự án di sản ảo cách đây một thập kỷ còn được xem là mới lạ thì giờ đây đã trở nên phổ biến ở Châu Âu và một số nơi ở Châu Á, những nơi nhận được nhiều tài trợ từ quốc gia. Dự án di sản ảo được phát hiện ở một số nước bao gồm Ý, Đức và Nhật.
Chúng đang trên đà phát triển ở Mỹ vì tốc độ máy tính và công nghệ đã được cải thiện nhiều và các chi phí cũng giảm xuống. Chi phí các thiết bị cách đây vài năm hơn 1 triệu đô thì giờ đây có thể mua được chỉ với ít hơn vài chục ngàn đô.
Tại bảo tàng nghệ thuật Hood ở trường cao đẳng Dartmouth ở Hanover, N.H., các du khách có thể quan sát các chạm trổ trên đá có thật từ cung điện của vua Assyrian thế kỷ thứ 9, tức vua Ashurnasirpal II, tại Nimrud. Một fly-through hoạt ảnh máy tính của các căn phòng trong cung điện được tái tạo bằng kỹ thuật số cho thấy rõ các chạm trổ tại những vị trí độc đáo của chúng (fly-through là một kỹ thuật dùng để xem các mô hình địa hình bằng số, trong kỹ thuật này người sử dụng có thể di chuyển khắp địa hình 3 chiều, vì vậy có cảm giác giống như được bay). Các du khách còn có thể điểu khiển hướng đi của mình thông qua một tour ảo của một mô hình 3 chiều của cung điện này.
Di sản ảo còn được xem là cách bảo tồn và lưu giữ chi tiết các di tích đang bị đe dọa bởi môi trường, sự ô nhiểm hay giống như công điện ở Nimrud – là bởi chiến tranh và cướp bóc và là một phương tiện giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về quá khứ.
“Nó tạo ra một hình ảnh sống động mà có thể tồn tại lâu dài trong trí tưởng tượng của công chúng và mang lại sự hiểu biết sâu sắc và sự đánh giá cao các công trình kiến trúc và văn hóa bị mất,” Ông John Hancock, giáo sư kiến trúc trường đại học Cincinnati và giám đốc chương trình “Các công trình kiến trúc : Khám Phá Thung Lũng Ohio Cổ Ảo,” phát biểu.
Một tour du lịch bằng video tương tác đã đưa các du khách tham quan các di tích ở Ohio và Kentucky, và người ta đang thảo luận để đưa tour này đến các bảo tàng ở bang Indiana, Minnesota, Oklahoma và Connecticut.
Trong nỗ lực để tìm ra cách tốt nhất tái tạo kiến trúc bằng đất, nhóm của ông Hancock đầu tiên suy nghĩ rằng chiếc camera hoạt ảnh phải di chuyển người xem như thể họ đang đi trên nền đất vì hầu hết các dự án di sản ảo đều có các kiểu kiến trúc chuẩn nhiều hơn, như là các tòa nhà, nơi camera di chuyển dọc theo và thêm chí là vào bên trong các di tích. Nhưng sau đó họ quyết định di chuyển camera lên phía trên, tạo ra tầm nhìn như mắt của chim để cho người xem có một ý tưởng tốt hơn về toàn bộ các công trình kiến trúc khi chúng còn nguyên vẹn
Ông Hancock cho biết rằng các tái tạo trong những bộ phim như “Gladiator” đã thúc bách các phòng thí nghiệm phương tiện truyền thông và nghiên cứu của trường đại học phải làm sao cho dự án của họ trông thật hơn, nhưng việc tái tạo lại di sản ảo không nhằm để cạnh tranh với Hollywood hay thay thế việc tham quan các di tích lịch sử, .
Ông nói: “bạn thấy đấy đây là những màn trình diễn của máy vi tính. Nhưng nếu được thực hiện tốt thì người ta có thể có được một lượng thực tế vừa đủ để làm léo lên sự tưởng tượng của mình.”
Những người tán thành đã nêu lên những lo lắng là làm thế nào để thẩm tra các dữ liệu dùng để tạo ra sự tái tạo và bảo đảm được rằng công chúng sẽ hiểu được là không có sự tái tạo nào có thể chính xác tuyệt đối.
Ông Jeffrey Clark, giám đốc Phòng Thí Nghiệm Bang North Dakota, phòng thí nghiệm thực hiện dự án tái tạo ngôi làng của bộ tộc Mandan, cho biết, các đồng nghiệp của ông tại hội nghị Berlin, hội nghị ông mới tham dự gần đây, đã thảo luận làm thế nào để có thể chắn chắc rằng công chúng sẽ hiểu được các giới hạn của sự tái tạo ảo.
“Các nhà khảo cổ học nhận ra rằng, bất cứ sự tái tạo nào - về thực hay ảo – cũng chỉ là sự phỏng đoán, nhưng một du khách bảo tàng bình thường có thể gán cho nó một giá trị mà thực tế không có,” ông nói.
Một số đồng nghiệp Ý tại hội nghị Berlin đã đề xuất ra một “tỷ lệ trượt về sự chắc chắn”, tỷ lệ này sẽ phân loại mức độ tự tin mà các nhà khảo cổ học có trong một tái tạo cụ thể nào đó. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có nguyên tắc chính thức nào được áp dụng.
Mặc dù có những mặt hạn chế tiềm năng, nhưng dự án di sản ảo đang tiến về phía trước, nghiên cứu các cách thức liên kết với các giác quan hơn là chỉ với thị giác và thính giác và thậm chí là có thể sử dụng cả các hình hologram.
“Lịch sử không diễn ra trong thế giới 2 chiều,” ông Sander nói. “Nó xảy ra trong thế giới 3 chiều trong đó con người tương tác lẫn nhau, và đó là lý do tại sao lĩnh vực này sẽ phát triển bởi vì những lợi ích đã trở nên rõ ràng hơn.”
Thanh Vân