Những ứng dụng đo ô nhiễm không khí thay thế AirVisual

Ngoài AirVisual, nhiều ứng dụng khác cũng có thể hiển thị chỉ số ô nhiễm không khí theo nhiều nguồn và cách mới lạ.

Air Matters

Đây là ứng dụng xem chỉ số không khí đi kèm với một số loại máy lọc. Tuy vậy, trên nền tảng này, nhà phát triển cũng tích hợp một số dữ liệu từ Airnow.gov của chính phủ Mỹ.


Air Matters có cách sử dụng giống với AirVisual.

Giao diện người dùng của Air Matters không quá khác biệt với AirVisual. Vì vậy, đây được xem là ứng dụng thay thế khá ổn.

BreezoMeter

Ứng dụng này tập hợp dữ liệu từ nhiều nguồn trong đó có các trạm theo dõi của chính phủ, các đài khí tượng và tổ chức khí tượng châu Âu, CAMS.


Ứng dụng này hiển thị mức độ ô nhiễm không khí theo từng vùng màu.

Ngoài cung cấp chỉ số đo không khí theo thời gian thực, ứng dụng này còn hiển thị dưới dạng biểu đồ màu sắc, vùng. Tuy vậy, vị trí chính xác của các trạm đo lại không được cung cấp.

Pam Air

Đây là ứng dụng có số lượng trạm đo tại Việt Nam nhiều nhất danh sách. Dữ liệu về chỉ số AQI được ứng dụng tính toán từ 2 nguồn.


Pam Air là nền tảng có nhiều trạm đo tại Việt Nam nhất hiện nay.

Đầu tiên là từ các thiết bị cảm biến chất lượng không khí do công ty D&L (công ty phát triển ứng dụng PAM Air) sản xuất, lắp đặt và vận hành. Nguồn dữ liệu thứ hai đến từ bên thứ ba như Lifeboy, NetNam...

Ra mắt từ đầu năm 2019, PAM Air đã có khoảng 80 điểm đo sensor ở một số tỉnh thành trên cả nước, trong đó Hà Nội khoảng 40 điểm.

ShitISmoke

Ứng dụng này lấy dữ liệu từ AQICN, trang web của Dự án Chỉ số Chất lượng Không khí Thế giới ra đời từ năm 2007. AQICN đang có mặt trên 70 quốc gia, sở hữu 9000 trạm đo và 600 thành phố lớn. Dự án quy mô lớn này được hỗ trợ từ các chuyên gia trong lĩnh vực khoa học môi trường, kỹ thuật hệ thống, khoa học dữ liệu, máy học và thiết kế trực quan..


Ứng dụng này quy chỉ số ô nhiễm không khí thành lượng thuốc lá hút trong một ngày của mỗi người.

Ứng dụng ShitISmoke cung cấp cho người dùng một đơn vị theo dõi ô nhiễm không khí khác, ấn tượng mạnh hơn. Nhà phát triển quy chỉ số ô nhiễm không khí ra thuốc lá. Cứ 22 microgram/mét khối bụi PM2,5 mà một người hít mỗi ngày sẽ tương đương với một điếu thuốc.

Theo Shitismoke, ứng dụng này muốn mọi người hiểu sự ô nhiễm không khí không khác gì việc hút thuốc lá.

Airlief

Ứng dụng này cũng dùng dữ liệu từ AQICN. Tuy vậy, họ bổ sung thêm các câu hỏi để tùy chỉnh mức cảnh báo cho từng người dùng. Một số câu hỏi như phương tiện di chuyển, cường độ vận động, có hút thuốc hay không…

Đồng thời ứng dụng này cũng đưa ra những mẹo giúp người dùng bảo vệ sức khỏe như trồng cây xanh, đi phương tiện công cộng...


Ứng dụng AirLief cho phép tùy chỉnh nhiều thông tin sức khỏe của người dùng để đưa ra cảnh báo ô nhiễm không khí phù hợp.

Cùng một thời điểm, chỉ số của các ứng dụng này có đôi chút chênh lệch vì lấy từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy vậy, sai số chỉ khoảng một mức cảnh báo. Ví dụ, có ứng dụng sẽ báo không khí "tốt", có ứng dụng sẽ báo "trung bình".

Tùy theo từng khu vực sinh sống có gần trạm đo không khí hay không, người dùng nên cân nhắc lựa chọn ứng dụng để có kết quả chính xác nhất.

Cập nhật: 08/10/2019 Theo Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video