Nobel Y sinh 2016 vinh danh nghiên cứu về sự tự huỷ tế bào

Giải Nobel Y sinh 2016 được trao cho nhà khoa học Nhật Bản Yoshinori Ohsumi vì công trình nghiên cứu về các cơ chế tự huỷ và tái tạo của tế bào.

Ông Yoshinori Ohsumi sinh năm 1945 ở Fukuoka (Nhật Bản) và hiện đang là giáo sư của Viện Công nghệ Tokyo.

Thông báo của Hội đồng Nobel của viện Karolinska Thuỷ Điển nói quá trình tự huỷ (autophagy) là cơ chế nền tảng của tế bào. Thông báo cũng nói nghiên cứu của Ohsumi chỉ ra cơ chế tự huỷ kiểm soát các tính năng y sinh căn bản khi các thành tố tế bào bị suy thoái và được tái tạo.

"Các phát hiện của Ohsumi dẫn tới tư duy mới trong cách hiểu về cơ chế tái tạo của tế bào", Hội đồng Nobel của Viện Karolinska ở Thuỵ Điển nói khi công bố giải thưởng 8 triệu crown Thuỵ Điển (tương đương 933.000 USD)

Quá trình tự huỷ cũng có thể nhanh chóng cung cấp nhiên liệu và năng lượng cho việc xây dựng các thành tố tế bào mới. Đây là cơ chế quan trọng để tế báo ứng phó với tình trạng tế bào bị đói hoặc là các dạng stress khác.

Khi bị nhiễm trùng, quá trình tự huỷ tế bào có thể ngăn chặn các vi khuẩn và virus thâm nhập xuyên tế bào. Quá trình này cũng đóng góp cho việc phát triển phôi và sự tạo khác biệt cho tế bào.


Ông Yoshinori Ohsumi. (Ảnh: Titech).

Quá trình tự huỷ đã được biết đến trong hơn 50 năm nay nhưng tầm quan trọng của nó đối với y sinh và y dược mới chỉ được nhận ra sau những nghiên cứu của ông Yoshinori Ohsumi trong những năm 1990.

Ông sử dụng nấm men bánh mỳ để xác định gen cần thiết trong quá trình tự huỷ. Sau đó, ông đào sâu làm sáng tỏ các cơ chế này ở nấm men.

Khám phá của Ohsumi mở ra một mô hình mới về sự hiểu biết của nhân loại đối với cách thức các tế bào tái sản sinh các thành phần của nó. Việc đột biến trong cơ chế tự huỷ có thể dẫn đến bệnh tật, bao gồm bệnh ung thư và các bệnh về thần kinh.

Ông là nhà khoa học gốc Nhật Bản thứ 23 đoạt giải Nobel, và là người Nhật thứ 6 được vinh danh ở hạng mục Y sinh.

Trước đó, hãng Thomson Reuters đã dự đoán giải Nobel Y sinh năm nay sẽ được trao cho các nghiên cứu có thể giúp cho liệu pháp chữa trị bệnh ung thư.

Hồi năm ngoái, các nhà khoa học đến từ Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc được vinh danh ở giải thưởng Nobel Y sinh học vì nghiên cứu kháng các bệnh do giun ký sinh và bệnh sốt rét. Họ là ông William C. Campbell (sinh năm 1930) làm việc tại Đại học Drew (bang New Jersey, Mỹ), ông Satoshi Omura (sinh năm 1935) từ Đại học Kitasato (Tokyo, Nhật Bản); và bà Youyou Tu (sinh năm 1930) từ Học viện Y học cổ truyền Trung Quốc.

Nobel Y sinh là giải đầu tiên được trao trong chuỗi sự kiện Nobel. Từ năm 1901, Ủy ban Nobel đã trao giải Y sinh học cho 106 cá nhân và tập thể. Tuy nhiên, chỉ 12 người phụ nữ chiến thắng giải này.

Người trẻ nhất nhận được vinh dự này là Frederick Banting (1891 - 1941). Ông nhận giải ở tuổi 32 với công trình nghiên cứu về insulin. Trong khi đó, nhà khoa học cao tuổi nhất từng nhận giải là Peyton Rous (1879 - 1970) ở tuổi 87 nhờ công trình nghiên cứu về virus gây ung thư.

Cập nhật: 04/10/2016 Theo Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video