Nỗi khiếp sợ ong mật của voi rừng châu Phi

Hợp chất hóa học pheromone do ong mật tiết ra khi chúng cảm thấy bị đe dọa có thể khiến voi châu Phi hoảng sợ.

Các nhà khoa học phát hiện một sinh vật nhỏ bé có thể khiến những con voi hoảng sợ ngoài đời thực, đó là ong mật, theo Live Science. Nhóm nghiên cứu tại Vườn quốc gia Greater Kruger, Nam Phi, nhận thấy voi bụi rậm châu Phi (Loxodonta africana) luôn tìm cách tránh xa những con ong mật đang tức giận. Họ hy vọng có thể sử dụng đặc điểm này như biện pháp để giữ cho voi không đến gần các khu vực có người sinh sống.

Ong mật giải phóng hợp chất hóa học gọi là pheromone khi chúng cảm thấy bị đe dọa. Đối với những con ong, tín hiệu báo động tự nhiên này sẽ kêu gọi bạn bè của chúng đến giúp đỡ và phòng thủ thông qua vết đốt, Nieh Lab, nhà nghiên cứu tại Đại học California, San Diego, Mỹ, cho biết.


Những con voi châu Phi trong một vũng nước tại công viên quốc gia Kruger. (Ảnh: Mark Wright).

Con người dường như thiếu các thụ thể để nhận biết pheromone. Do đó, chúng ta không thể phát hiện loại tín hiệu hóa học này, nhưng voi thì có thể. Các nhà khoa học giả định nếu voi cảm nhận được hợp chất pheromone báo động từ ong mật, nhiều khả năng chúng sẽ giữ khoảng cách với khu vực nguy hiểm.

Để kiểm tra giả thuyết trên, các nhà nghiên cứu đặt một chiếc tất giải phóng chậm hỗn hợp pheromone của ong mật gần vũng nước trong công viên quốc gia Greater Kruger, nơi voi thường tới uống nước. Họ phát hiện 25 trong số 29 con voi tiếp cận và kiểm tra nhanh chiếc tất từ khoảng cách xa trước khi lùi lại trong sợ hãi.

Tuy nhiên, những con voi hoạt động vô tư quanh một chiếc tất tương tự nhưng không chứa pheromone. Một số con voi còn nhặt chiếc tất này lên hoặc thậm chí cố gắng ăn nó. Kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí Current Biology vào tháng 7/2018.

Các nhà khoa học cho rằng voi sợ ong bởi vì chúng không thích bị đốt vào các mô mềm trên thân và xung quanh mắt. Khi những con voi tiến hóa, chúng học cách nhận biết pheromone báo động của ong mật như một cách để tránh những vết đốt đau đớn.

Số lượng người sinh sống đang không ngừng tăng lên tại những khu vực châu Âu và châu Á trùng với môi trường sống của voi. Do đó, chúng ta cần phát triển các chiến lược quản lý voi an toàn để giúp ngăn ngừa xung đột. Mặc dù pheromone của ong mật có thể đẩy lùi voi, nhưng các nhà khoa học không biết sẽ khó khăn như thế nào nếu áp dụng kỹ thuật này trên quy mô lớn, chẳng hạn như bảo vệ đất canh tác.

Cập nhật: 07/09/2018 Theo VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video