Nóng: Phát hiện nhóm hành khách bí ẩn có thể tấn công MH370

Các nhà điều tra MH370 đã xác định được "các hành khách đáng ngờ" có thể có khả năng xâm nhập và tấn công các hệ thống thông tin liên lạc của chiếc máy bay bị mất tích, Daily Star dẫn lời một người đàn ông mất vợ và hai con trong thảm kịch cho biết.

Cụ thể, theo báo Anh Daily Star, ông Chyslain Wattrelos, một người đàn ông Pháp mất vợ và 2 con trên chuyến bay MH370 mất tích bí ẩn ngày 8/3/2014 mới đây đã tới gặp thẩm phán phụ trách cuộc điều tra của Air Transport Gendarmerie của Pháp.

Theo đó, ông Chyslain được biết, các nhà điều tra Pháp đã phát hiện ra những "mâu thuẫn" trong báo cáo chính thức của Malaysia về MH370 cũng như một số chi tiết mới liên quan đến một số hành khách đáng ngờ có mặt trên chiếc máy bay xấu số MH370 của Malaysia Airlines.


Hiện Pháp là quốc gia duy nhất vẫn còn điều tra vụ mất tích bí ẩn của MH370.

Một trong những người này là hành khách Malaysia, vốn là một chuyên gia hàng không, ngồi ngay dưới mô-đun liên lạc vệ tinh Satcom của máy bay. (Mô-đun Satcom là ăng-ten trong máy bay dùng để liên lạc với vệ tinh Inmarsat).

Như vậy, với vị trí ngồi nói trên và với kiến thức của mình, viên chuyên gia này hoàn toàn có thể thực hiện một vụ tấn công vào hệ thống thông tin liên lạc của MH370 và “ngụy trang” tuyến đường của nó.

Ngoài ra, danh sách hành khách đáng ngờ khác còn có 2 hành khách Ukraine, một hành khách Mỹ với "lai lịch không rõ ràng" và một hành khách Iran - người đã đề nghị bạn bè trên Facebook cầu nguyện cho mình vài ngày trước khi máy bay mất tích.

Tuy nhiên, các nhà điều tra vẫn nhấn mạnh rằng, sự hiện diện của các hành khách khả nghi trên chuyến bay cần phải được tiếp tục điều tra.

Wattrelos cho biết, các nhà điều tra Pháp hy vọng sẽ đến Mỹ để gặp FBI, cơ quan từng kiểm tra hệ thống mô phỏng chuyến bay của cơ trưởng MH370 Zaharie Shah. Họ cũng hy vọng gặp đại diện của hãng Boeing với mục đích thu thập và kiểm tra lại dữ liệu thô.

Chuyến đi với mục đích này từng được lên kế hoạch vào tháng 9 năm 2017 nhưng đã bị hủy sau khi chính quyền Mỹ yêu cầu Cảnh sát hàng không Pháp (GTA) ký “các điều khoản bảo mật” để bảo vệ “bí mật thương mại” của Boeing.

Ngoài việc xác minh dữ liệu do FBI và Boeing cung cấp, các nhà điều tra Pháp cũng đang tìm cách xác định liệu “các thực thể thứ ba” đã từng bán phần mềm có khả năng tái lập trình hoặc hack mô-đun Satcom hay chưa.

Chưa hết, ông Wattrelos cũng chỉ ra những chi tiết không đáng tin trong báo cáo điều tra của giới chức Malaysia. Ví dụ, các nhà điều tra Malaysia nói rằng máy bay MH370 đã tăng độ cao lên gần 17.700m, song thực tế, độ cao bay thực tế của máy bay Boeing 777 chỉ là hơn 13.000m.

Ngoài ra, cơ phó MH370 được cho là đã thực hiện cuộc gọi từ điện thoại riêng không lâu trước khi máy bay biến mất khỏi radar nhưng không có dữ liệu nào tương tự về các hành khách và thành viên phi hành đoàn còn lại.

Hiện Pháp là quốc gia duy nhất vẫn còn điều tra vụ mất tích bí ẩn của MH370 sau khi chính phủ Malaysia ngừng chiến dịch tìm kiếm MH370 kéo dài suốt 4 năm do bế tắc. Theo báo cáo công bố hồi cuối tháng 7 của giới điều tra Malaysia, MH370 đã chuyển hướng về phía Ấn Độ Dương ngay trước khi biến mất khỏi màn hình radar nhưng đến nay tung tích về chiếc máy bay mất tích xấu số vẫn chưa được phát hiện.

Gần đây, cả thế giới chấn động khi một chuyên gia công nghệ người Anh tuyên bố phát hiện MH370 gãy thân ở một khu vực rừng rậm Campuchia thông qua ảnh chụp vệ tinh Google. Nhóm chuyên gia đã tới Campuchia để thực hiện cuộc tìm kiếm của họ nhưng sau đó phải từ bỏ vì quá nhiều nguyên rủi ro. Như vậy tính đến nay MH370 vẫn bặt vô âm tín.

Cập nhật: 25/10/2018 Theo Dân Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video