Nước trên Mặt Trăng có nguồn gốc từ một sao chổi

Nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Mỹ phát hiện nước trên Mặt Trăng đa phần có nguồn gốc từ sao chổi.

Thời gian sao chổi "cung cấp" nước cho Mặt Trăng vào khoảng giai đoạn đầu của sự hình thành Mặt Trăng.

Các nhà khoa học đứng đầu là giáo sư James Greenwood thuộc Đại học Wesleyan, bang Connecticut (Mỹ) đã phát hiện nham thạch trên bề mặt Mặt Trăng chứa một loại chất có tên gọi đá apatite - loại chất có đặc tính "ưa nước".

Thông qua biện pháp kiểm tra đồng vị Hydro các nhà khoa học phát hiện "độ tuổi" thành phần đá apatite trong nham thạch bề mặt Mặt Trăng tương đồng với "độ tuổi" của thành phần của ba loại đá apatite trên sao chổi đã biết trước đó.

Căn cứ vào mô hình lý thuyết "earth-shattering", các nhà khoa học cho rằng Mặt Trăng sau khi tách khỏi Mặt Trời, sao chổi đã "cung cấp" nước cho Mặt Trăng.

"Earth-shattering" là một trong vài lý thuyết chính liên quan đến học thuyết về sự hình thành của Mặt Trăng. Quan điểm cơ bản của lý thuyết này cho rằng vào khoảng 4,5 tỷ năm trước, một thiên thể có kích thước bằng sao Hỏa đã va chạm với Trái Đất và hình thành nên Mặt Trăng ngày nay.

Theo Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video