Nước trên sao Hỏa và Trái đất có chung nguồn gốc, nhiều khả năng đến từ những thiên thạch đâm vào bề mặt các thiên thể này trong giai đoạn hình thành.
>>> Phát hiện các dấu hiệu nước chảy trên sao Hỏa
Sao Hỏa từng có nước trong thời gian đầu
Các đại dương trên Trái đất và nước từng chảy trên sao Hỏa nhiều khả năng xuất phát từ một nguồn giống nhau, đó là kết luận của các nhà khoa học sau khi phân tích hai mẩu đá sao Hỏa hiếm hoi bay đến địa cầu nhiều năm trước.
Theo giả thuyết mới, nước trên sao Hỏa có thể đến từ những khối xây dựng hành tinh tương tự như loại đã hình thành Trái đất. Hai hành tinh có vẻ như tượng hình song song với nhau, nhưng sau đó lại tiến theo hai con đường tiến hóa khác nhau.
Phát hiện trên đối lập với giả thuyết lâu này về nước trên các hành tinh như Trái đất và sao Hỏa. Thay vào đó, các chuyên gia cho rằng nước bắt nguồn từ các thiên thạch chondrite, chứa những khoáng chất, và hòa nhập với hành tinh mà chúng đáp lên.
Những thiên thạch này chứa các hạt bazan dạng lỏng, không như đá bazan ở Hawaii, theo Space.com dẫn lời chuyên gia John Jones tại Trung tâm Không gian Johnson thuộc NASA.
Hai mẩu thiên thạch sao Hỏa trong cuộc nghiên cứu đến từ hai nguồn nước cổ đại khác nhau trên hành tinh đỏ, giúp hé lộ những điểm quan trọng trong thời kỳ đầu của sao Hỏa.