Nuôi thành công dê biến đổi gene điều trị ung thư

Các nhà khoa học Nga đã nuôi thành công dê biến đổi gene để hỗ trợ trong điều trị ung thư. Nhóm nghiên cứu muốn thông qua sử dụng sữa của dê biến đổi gene có nhiều protein để kích thích tạo máu trong tủy xương, vốn là quá trình mang ý nghĩa sống còn đối với bệnh nhân ung thư.

Sau khi một bệnh nhân được phẫu thuật cắt khối u ác tính, người đó sẽ được cấy ghép tế bào tủy xương khỏe mạnh, có chức năng khôi phục thành phần máu và tăng cường hệ thống miễn dịch.


Ảnh: AFP/Getty Images

Nhờ được điều trị với sự hỗ trợ của protein từ dê biến đổi gene các tế bào tủy xương được tái tạo một cách nhanh chóng hơn về số lượng.

Qua quá trình thử nghiệm lâm sàng cho thấy chỉ chưa đầy một tháng sau ca mổ, chu trình tạo máu của bệnh nhân ung thư đã trở lại hoàn toàn bình thường.

Cho đến nay, dùng liệu pháp protein vẫn là phương pháp chữa ung thư đắt tiền. Một đợt điều trị đầy đủ đòi hỏi chi phí 6.000 USD. Tuy nhiên, sau khi nuôi thành công dê biến đổi gene có thể giúp hạ thấp chi phí đáng kể.

Nhà nghiên cứu Oleg Serov, phụ trách phòng thí nghiệm gene của Viện Tế bào - Di truyền học của Nga, giải thích: "Một lít sữa dê biến đổi gene có thể cho ít nhất 300mg protein. Liều lượng cần cho điều trị trong một đợt trọn vẹn chỉ từ 5 đến 10mg".

Quá trình nuôi và thu protein từ sữa dê biến đổi gene trong phòng thí nghiệm đã thành công mở đường cho việc tiến tới sản xuất công nghiệp loại protein hữu ích này. Điều này mở ra hy vọng cho các bệnh nhân ung thư có thể kéo dài cuộc sống chất lượng.

Theo TTXVN/Vietnam+
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video