Nuôi thiên địch để bảo vệ mùa màng

Nuôi nhện, bọ xít, ong rồi thả trên đồng ruộng để tiêu diệt các loài công trung gây hại thay vì dùng hóa chất phun lên rau củ quả, đã thử nghiệm thành công ở một số nơi, trong đó có vùng trồng rau Hà Nội.

Một nông dân ở HTX Đặng Xá (Gia Lâm, Hà Nội) cho biết, phương pháp này tốn thời gian hơn phun hóa chất nhưng đảm bảo dưa chuột sạch nên nếu làm lâu dài có thể bán được giá hơn.

Kỳ lạ là bọ trĩ giảm đáng kể mà không cần phun giọt hóa chất nào”, thay vì trước đây mỗi vụ có thể phải phun tới 13 lần để trừ bọ trĩ, mà dưa vẫn bị thắt eo, cong queo. Ông này nói.

Năm 2007, lần đầu tiên bà con nông dân tại đây được thử nghiệm thả bọ xít bắt mồi vào ruộng dưa chuột. Kết quả là số lượng bọ trĩ bị khống chế, không tăng vượt quá ngưỡng gây hại, năng suất quả không kém vụ trước.

Theo tính toán của các nhà khoa học, chi phí cho việc dùng bọ xít bắt mồi không rẻ hơn so với dùng thuốc bảo vệ thực vật. Nếu chi phí tiền hóa chất phun cho một sào ruộng hết khoảng 130.000 đồng thì chi phí nuôi, thả thiên địch cũng khoảng ấy, nhưng hiệu quả bước đầu là như nhau.

Nếu duy trì phương pháp này, có thể tạo ra nguồn thiên địch lâu dài trong tự nhiên, từ đó giảm dần chi phí nuôi và thả thiên địch. “Quan trọng nhất là người trồng cây tỏ ra an tâm hơn vì bảo đảm sức khỏe và môi trường”. GS Hùng cho biết.

Cùng với bị xít, nhện bắt mồi cũng được thả thử nghiệm tại vùng rau Thanh Trì, Hoàng Mai và vùng rau Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội. Ong mắt đỏ với kỹ thuật nuôi đơn giản đã được chuyển giao cho nông dân Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Đồng Tháp, Bình Dương và vùng trồng bông Nha Hỗ (Ninh Thuận) nuôi để diệt sâu đục thân. Kết quả bước đầu cho thấy số lượng bọ trĩ và sâu đục thân giảm không kém phun hóa chất.

Nuôi thiên địch để bảo vệ mùa màng

Bọ xít cổ ngỗng ăn sâu non hại cải (Ảnh: VNN)

Nuôi thiên địch tuy có tác dụng lâu dài và an toàn, nhưng phương pháp này chưa thể triển khai được rộng.

Hiện chỉ còn vài vùng trồng bông ở phía Nam còn thả ong mắt đỏ trừ sâu đục thân. Nguyên nhân là do nông dân vẫn giữ thói quen phun thuốc trừ sâu vốn mang lại hiệu quả tức thì. “Chỉ cần phun hóa chất trở lại một lần là thiên địch thả ra sẽ chết hết” – GS Hùng thở dài.

Bên cạnh đó, ngoài ong mắt đỏ dân có thể tự nuôi, nhện và bọ xít bắt mồi do kỹ thuật nuôi khó hơn, cần có một đầu mối cung cấp sản xuất hàng loạt rồi cung cấp cho dân.

Chưa có đơn vị nào dám đảm nhận khâu này vì, muốn biến thiên địch thành thương phẩm phải đầu tư dây chuyền sản xuất quy mô lớn, trong khi không lấy gì đảm bảo có bán được không.

Về vấn đề này, GS.TSKH Vũ Quang Côn, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Sinh thái & Tài nguyên Sinh vật, Chủ tịch Hội Côn trùng học Việt Nam, cho rằng, muốn triển khai được phương pháp này, phải thực hiện đồng bộ trên quy mô lớn. Không thể ruộng này dùng thiên địch, ruộng khác lại phun thuốc sâu.

Nhà nước nên có chính sách trợ giá cho nông dân khi họ sử dụng các phương pháp sinh học trong nông nghiệp; ngoài ra nên hỗ trợ kinh phí cho nhà khoa học nuôi thiên địch và chuyển giao cho nông dân.

Cũng theo GS.TSKH Vũ Quang Côn, xu hướng trồng cây trong nhà kính hiện nay rất phù hợp với việc thả thiên địch để tiêu diệt các loài sinh vật gây hại. Tuy nhiên không nên coi đây là phương pháp thay thế mà phải sử dụng phối hợp các biện pháp khác trong hệ thống quản lý dịch hại như sử dụng thuốc ít độc với sâu bệnh hoặc phun thuốc vi sinh vật, trồng xen canh để tạo nơi sinh sống cho thiên địch, v.v...

Theo Báo An Giang, Vietnamnet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video