Những cuộc điều tra độc lập được tiến hành bởi đại diện của BT tại ba trường đại học là Clamorgan (Anh), trường Edith Cowan (Australia) và Longwood của (Mỹ) cho thấy 37% ổ đĩa được đưa ra nghiên cứu đều sót lại những thông tin cá nhân trên đó.
Con số này cũng tương tự với số liệu được công bố trong một cuộc khảo sát được nhiều trường đại học tiến hành cách đây hai năm. Điều đó cho thấy, đa phần các công ty đều không nhận thức được tính nghiêm trọng của vấn đề này và vẫn còn thiếu những công cụ xóa bỏ dữ liệu triệt để trước khi bàn giao cho người khác.
Thông tin nhạy cảm được khôi phục lại bao gồm thông tin tiền lương, số liệu tài chính của nhiều công ty, số thẻ tín dụng, số liệu y khoa, chi tiết về những thương thảo trực tuyến và cả những tài liệu khiêu dâm. Tất cả được tổng hợp từ 350 ổ cứng được mua trong các phiên đấu giá trực tuyến.
“Khi các công ty loại bỏ những máy tính và ổ cứng lỗi thời và dư thừa, họ phải đảm bảo rằng đã thực hiện đầy đủ những công đoạn thỏa đáng nhằm hủy bỏ bất cứ dữ liệu nào và cũng kiểm ra xem những công đoạn đó diễn ra đã hiệu quả chưa", ông nhấn mạnh.
Báo cáo nhận định rằng việc mua lại những ổ đĩa second-hand thực ra không phải là cách thức đáng đáng tin cậy để sở hữu dung lượng. Trong số 133 ổ cứng mua tại Anh, 44% ổ thậm chí không còn hoạt động được. Nhưng trong số những đĩa đó, 19% có đầy đủ thông tin để nhận dạng ra những công ty “đẻ” ra chúng, 65% có đủ dữ liệu để xác định tên người và 17% chứa dữ liệu bất hợp pháp.
Mai Dinh