Đô thành Patecpua nằm trên đỉnh núi, nên muốn vào được phải qua cổng Bunvan Đarvaza (cổng chiến thắng). Trong thành là một loạt những công trình kiến trúc lớn nhỏ như dinh thự, lâu đài... nối với nhau bằng các khoảng sân lớn. Tại chính giữa đô thành là cung điện lớn của Acbar.
Lý thú nhất và cũng độc đáo nhất là nơi tiến hành các cuộc họp Hội đồng quốc gia bí mật của Vua, hay thường gọi là Cấm Điện (Đivanehac). Tòa Cấm Điện có hình dáng và cấu trúc như một ban công tròn và lớn dựng trên đỉnh một chiếc cột cao bằng đá sa thạch đỏ. Tại nơi ban công chót vót trên cao này, đã nhiều lần Hoàng đế Acbar cùng triều thần bí mật họp bàn những
Lâu đài Pansơ Mahan |
Tội nhân nào thoát chết, thì được coi là vô tội. Mỗi lần có hành quyết, Vua và triều thần lên những tháp cao ngồi xem và phán quyết. Ngoài ra, trong thành Patecpuasikri còn có lâu đài Pansơ mahan 5 tầng, dành cho các cung nữ, tòa nhà 2 tầng kiểu kiến trúc Ba Tư của nhà thơ Birơban, bạn thân của Hoàng đế Acbar và một lăng mộ nhỏ của Salimsisti vị quân sư của Acbar. Tuy nhỏ, nhưng tòa lăng làm bằng đá cẩm thạch trắng này là mẫu hình cho các lăng tẩm được làm sau ngày tại Agra, kể cả Taj Mahal.
Patecpuasikri sử dụng chỉ được 14 nắm rồi phải bỏ hoang không có nước. Từ năm 1588 đến tận cuối thế kỷ XIX, tòa thành đô xinh đẹp này biến thành rừng và nơi ở của muông thú. Và cũng từ đó, không còn ai dám bén mảng tới khu đô thành bị bỏ hoang này nữa, vì thế mới có tên là "Tử thành" hay "Thành chết". Mãi đến 300 năm sau, kể từ khi Acbar qua đời, tòa Thành chết Patecpuasikri mới được phát quang và phục chế lại thành một trong những khu di tích nối tiếng của Ấn Độ. Tuy nhỏ, nhưng Patecpuasikri lại giữ được nhiều sắc thái nghệ thuật Hồi giáo nhất trong số thành phố Hồi giáo ở Ấn Độ.