Trong 58 năm, 56,22% diện tích băng được ghi nhận vào năm 1962 tại Peru đã biến mất.
Ngày 23/11, các nhà khoa học Peru từ Cơ quan nhà nước nghiên cứu về sông băng cho biết, nước này đã mất hơn một nửa bề mặt sông băng trong 6 thập kỷ qua và 175 sông băng đã tuyệt chủng do biến đổi khí hậu từ năm 2016 đến năm 2020.
Khách du lịch đi bộ trên sông băng Tuco ở Công viên Quốc gia Huascaran trong chuyến tham quan mang tên “Tuyến đường biến đổi khí hậu” ở Huaraz, Peru. (Nguồn: AP.)
Bà Mayra Mejía, một quan chức của Viện Nghiên cứu Quốc gia về Sông băng và Hệ sinh thái Núi (Inaigem), cho biết: “Trong 58 năm, 56,22% diện tích băng được ghi nhận vào năm 1962 đã biến mất”.
Ông Jesús Gómez, Giám đốc Inaigem, cho rằng, yếu tố gây ra tác động lớn nhất là sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu, khiến các sông băng rút đi nhanh chóng, đặc biệt là các sông băng ở khu vực nhiệt đới.
Quốc gia Nam Mỹ này còn lại 1.050km2 băng bao phủ, chiếm khoảng 44% diện tích được ghi nhận vào năm 1962, khi việc kiểm kê sông băng đầu tiên được thực hiện.
Bà Mejía cho biết, có một số dãy núi ở Peru nơi sông băng gần như biến mất, cụ thể là Chila, nơi đã mất 99% bề mặt băng kể từ năm 1962. Chila đóng vai trò then chốt vì đây là dòng nước đầu tiên tạo nên sông Amazon, con sông dài nhất và hùng vĩ nhất thế giới, đều bắt nguồn từ sông băng.
Theo ông Beatriz Fuentealva, Chủ tịch Inagem, việc mất sông băng làm tăng rủi ro cho những người sống ở vùng đất thấp, như trường hợp năm 1970 khi một tảng băng khổng lồ từ Huascarán phủ đầy tuyết ở phía Bắc dãy Andes bị vỡ sau một trận bão tuyết. Trận động đất mạnh 7,9 độ Richter rơi xuống đầm phá và gây ra trận tuyết lở phá hủy thành phố Yungay và khiến hơn 20.000 người thiệt mạng.