Phải giải quyết mối đe doạ từ không gian

Các nhà khoa học cho biết mối nguy cơ lớn về thiên thạch có thể sẽ xẩy ra trong vòng chưa tới 20 năm nữa và sứ mệnh chặn đứng thiên thạch cần được toàn cầu thông qua. 

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Các nhà thám hiểm Không gian (ASE), LHQ sẽ nhóm họp vào tháng Hai tới để bàn về vấn đề này.

Báo cáo mới đây của ASE đã vạch ra những nguy hiểm do thiên thạch gây ra trong lịch sử.

Vụ va chạm của thiên thạch vào Trái đất cách đây 65 triệu năm có lẽ là nguyên nhân khiến loài khủng long bị tuyệt diệt, và cuộc va chạm của thiên thạch vào năm 1908 đã gây ra một đám cháy rộng 2.000km2 ở Siberia, đủ lớn để nhận chìm một thành phố cỡ New York trong biển lửa.

Dự kiến thiên thạch Apophis sẽ đi qua gần Trái đất và có khả năng va vào Trái đất trong vòng chưa tới 20 năm nữa, tuy khả năng này không lớn. Nếu va vào Trái đất, Apophis có thể gây ra một vụ nổ tương đương với 500 triệu tấn thuốc nổ, mạnh ít nhất gấp 100 lần vụ thiên thạch rơi xuống Siberia.

Hầu hết thiên thạch đi vào khí quyển đều nhỏ và bốc cháy trước khi tiếp cận mặt đất. Ảnh: dailygalaxy.com


GS.Crowther, một nhà khoa học hàng đầu của LHQ, nói rằng không thể coi thường mối đe doạ này, vì nó sẽ gây thương vong rất lớn.

LHQ cũng thống nhất rộng rãi là cần có hành động đối phó, nhưng bằng hình thức gì thì vẫn còn đang bàn. GS Crowther cho biết, tháng Hai tới, một nhóm hành động của LHQ có nhiệm vụ thảo luận báo cáo của ASE để đưa ra kế hoạch đối phó.

Theo báo cáo của ASE, hầu hết thiên thạch đi vào khí quyển đều nhỏ và bốc cháy trước khi tiếp cận mặt đất. Chỉ những thiên thạch lớn – có chiều ngang khoảng 200 mét trở lên - mới cần phải làm chệch hướng để chúng khỏi va vào Trái đất.

Các nhà nghiên cứu đã đề ra một số hướng xử lý. Cách cực đoan nhất là dùng tàu vũ trụ đâm vào thiên thạch để làm nó chệch hướng, hay gây ra một vụ nổ hạt nhân. Theo họ, mối đe doạ càng được giải quyết sớm, càng ít cần đến con đường hành động quyết liệt.

GS Crowther cho rằng trong nhiều tình huống, có thể sử dụng sức mạnh tự nhiên về trọng lực để làm chệch hướng thiên thạch: “Chúng ta có thể sử dụng sức hấp dẫn tự nhiên của một tầu thăm dò rồi từ từ kéo vật đó đi nơi khác”.

Theo ông, nếu điều đó được thực hiện ở khoảng cách đủ xa với Trái Đất, thì có thể làm thay đổi ít nhiều quỹ đạo của thiên thạch.

ASE đang đề nghị phối hợp nghiên cứu khoa học với một chiến lược toàn cầu. Tuy nhiên, sự nhất trí trong giới khoa học thì dễ, nhưng sự nhất trí trong giới chính trị thì còn phải chờ đợi lâu hơn.

Vấn đề là ai sẽ hành động và hành động dưới thẩm quyền của tổ chức nào. Theo GS Crowther, rõ ràng LHQ sẽ đóng vai trò chính trong vấn đề này trong vòng 2 hay 3 năm tới. Ông nói: “Vấn đề then chốt là phải thực hiện điều này trước khi quá muộn".
Theo Tiền Phong (BBC)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video