Phân biệt giữa cảm và cúm

Khi bạn thấy người khó chịu, đau họng, váng đầu, hắt xì hơi hoặc sốt nhẹ - trong đa số trường hợp, bạn nghĩ rằng mình đang bị cảm. Chỉ đến khi uống thuốc cảm hết ngày thứ 2 mà không đỡ thì bạn mới suy ra rằng mình có thể đã bị lây cúm.

Cảm và cúm có nhiều biểu hiện giống nhau và chính vì thế sự điều trị nhầm lẫn thường dẫn đến hậu quả bạn bị bệnh cúm áp đảo, tấn công quá sâu trong cơ thể. Ngược lại có lúc bạn chỉ bị cảm nhẹ nhưng lại nghĩ mình đã mắc cúm và đinh ninh “nếu cúm cứ phải 9 ngày mới khỏi, chả cần uống thuốc!”.

Trong lúc cơ thể yếu sức đề kháng, bệnh cảm nếu không chữa dứt, dẫn đến những hậu quả trầm trọng như tai biến mạch máu não, viêm thần kinh...

Riêng ở trẻ em , khi người khó ở cộng thêm hiện tượng đi ngoài phân lỏng càng làm người lớn rối trí không hiểu bé mắc bệnh gì. Bạn có thể dựa vào cách phân biệt hiện tượng giữa cảm và cúm sau đây để có biện pháp chống đỡ hợp lý.

Cảm 

- Nguyên nhân: Từ nhiều loại virút khác nhau. 

- Thời điểm dễ nhiễm: Vào thời gian bất kỳ trong năm. 

- Đường đi của virút: theo không khí qua ngón tay, lỗ mũi và họng. 

- Có thể kéo dài đến : 2 tuần. 

- Khả năng gây sốt: đôi khi 

- Đau mỏi cơ thể: đôi khi. 

- Đau đầu: đôi khi. 

- Đau họng: nhẹ và không liên tục. 

- Ho: không nhiều. 

- Cảm tả: đôi khi. 

- Buồn nôn chóng mặt: có thể xảy ra. 

- Khả năng chuyển sang viêm phế quản, sưng phổi: có 

- Cách chữa: uống thuốc cảm theo chỉ định của bác sĩ. Nên dùng thuốc đủ liều kể cả khi đã thấy đỡ để phòng cảm trở lại. Người có tiền sử đau dạ dày hành tá tràng nên tìm đúng loại thuốc để tránh hiệu ứng phụ . 

- Đề phòng lây lan: Người bệnh rửa tay thường xuyên,khi ho dùng khăn giấy che miệng (mỗi tờ giấy ăn chỉ dùng một lần).

Cúm 

- Nguyên nhân: Virút cúm A hoặc B. 

- Thời điểm dễ lây nhiễm: cuối mùa thu và giữa mùa đông. 

- Đường đi của virút: theo không khí qua ngón tay, lỗ mũi và họng. 

- Có thể kéo dài trong khoảng: 2 ngày 

- Khả năng gây sốt: gần như luôn luôn có nhiệt độ cao. 

- Đau mỏi cơ thể: là triệu chứng tiêu biểu, nhất là khi cúm nặng. 

- Đau đầu: thường xuyên 

- Đau họng: kéo dài, càng nặng hơn nếu không có biện pháp. 

- Ho: Thường xuất hiện sau khi đau họng. 

- Khi ngoài phân lỏng: hiếm khi 

- Buồn nôn: hiếm khi. 

- Nguy cơ chuyển sang viêm phế quản: có 

- Cách chữa: uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ , khắc phục cùng một lúc hiện tượng ho, xổ mũi, đau họng, mỏi người. Phòng tránh chuyển sang viêm họng, phế quản. 

- Đề phòng lây lan: Rửa tay sạch,dùng vitamin tổng hợp để nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.

Bằng Trung

Theo Tiền Phong Online
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video