Phần mềm nhận biết nói dối "made in" Việt Nam

Cứ nghĩ những phần mềm như vậy chỉ có thể là “made in” ngoại nhập, được nghiên cứu tại các quốc gia phát triển, thế nhưng, sản phẩm cũng đã có tại Việt Nam 100% do người Việt xây dựng nên…

Hơn 6 tháng sau ngày đăng quang ngôi vị quán quân tại Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2010 trong lĩnh vực sản phẩm CNTT có tiềm năng ứng dụng, mới đây, đại diện của nhóm MIMAS, tác giả của sản phẩm Hệ thống số hoá tư duy con người cho biết đã nghiên cứu và xây dựng thành công phần mềm nhận biết nói dối. Sản phẩm này được gọi là hộp cảm xúc.


Nhóm tác giả MIMAS nhận giải Nhất cho Hệ thống số hoá tư duy con người (Ảnh: 24h).

Khi sử dụng “hộp” cảm xúc mà nhóm xây dựng, người ta hoàn toàn có thể đo được cảm xúc, cảm giác, mức độ tình cảm của người sử dụng đối với một bộ phim, bản nhạc… từ đó có thể nhận biết được tâm lý, trạng thái của người đang thưởng thức sản phẩm nghệ thuật đó như thế nào.

Hộp cảm xúc có thể được ứng dụng trong các lĩnh vực cần điều tra thị trường, cần đo được hiệu quả tâm lý của người sử dụng đối với dịch vụ nào đó. Ví dụ một đạo diễn phim quảng cáo muốn kiểm tra đoạn phim quảng cáo đó trước khi tung ra ngoài thị trường thì hiệu quả tâm lý người xem đạt kết quả ra sao?

Đặc biệt, “hộp cảm xúc” cũng hoàn toàn phát hiện được nói dối. Không chỉ đơn giản phát hiện được nói dối thông thường trong cuộc sống hàng ngày, phần mềm này hoàn toàn đủ “năng lực” ứng dụng trong công tác điều tra hình sự, có thể giúp phát hiện ra tội phạm.

Chẳng hạn, giúp xác định “chủ nhân” của một hung khi gây án trước mười người tình nghi. Khi cơ quan điều tra đặt hung khí đó trên một chiếc bàn, yêu cầu 10 người cùng ngồi vào bàn. Chỉ có một người biết đó là hung khí của mình. Thế nhưng, ngoài người này, chiếc hộp cảm xúc cũng nhận biết được chính chủ của hung khí đó mà cơ quan điều tra không cần phải dùng bất kỳ một biện pháp nghiệp vụ nào khác.

Ứng dụng hộp cảm xúc là thành quả được nghiên cứu trên cơ sở của sản phẩm Hệ thống số hoá tư duy con người mà nhóm MIMAS đã giành giải cao nhất tại Nhân tài Đất Việt 2011. Đại diện của nhóm cho biết, sản phẩm của nhóm đã và đang tiếp tục được mở rộng và hoàn thiện trong thời gian tới.

Được biết, mới chỉ là sản phẩm có tiềm năng ứng dụng, nhưng Hệ thống số hoá tư duy con người của nhóm tác giả MIMAS đã được đánh giá cao về khả năng ứng dụng thực tế trong tương lai gần. Hệ thống này giúp người bệnh có thể dùng suy nghĩ để liên lạc, vận hành một số thiết bị theo ý muốn mà không cần có sự trợ giúp của người khác.

Mặc dù đã có những giải pháp tương tự dành cho người bệnh ở các quốc gia phát triển, nhưng ở Việt Nam, có thể nói đây là công trình đầu tiên hỗ trợ người bệnh, nhận biết suy nghĩ chỉ thông qua...ý nghĩ của họ. Một giám khảo tại Hội đồng đã từng nhận xét, sản phẩm này nếu có sự tiếp tục đầu tư nghiêm túc, chắc chắn sẽ được ứng dụng thực tế trong một thời gian không xa.

Cố gắng hè năm nay, nhóm sẽ hoàn thiện được sản phẩm đo được cảm xúc của con người thông qua sóng não. Về lâu dài, 5-10 năm nữa vẫn theo đuổi hướng này, xây dựng được một nền tảng vững chắc để trong tương lai có thể có thêm những sản phẩm tương tự như hộp cảm xúc” - đại diện của nhóm chia sẻ.

Theo VnMedia
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video