Một con tàu nghiên cứu đã phát hiện hơn 1 triệu loài sinh vật mới sau chuyến khám phá trên Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Tàu thám hiểm Tara Expedition đã thực hiện hành trình dài 112.654km qua Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương trong vòng hơn 36 tháng, để phát hiện những loài sinh vật mới. Đoàn thám hiểm có trụ sở tại Pháp đã cập cảng ở London (Anh) vào tuần trước.
Loài giun Platynereis Dumerei vừa được phát hiện.
Trong chuyến thám hiểm này, nhóm nghiên cứu đã lấy hơn 30.000 mẫu nước biển tại các điểm khác nhau trên đại dương và kết quả đã phát hiện được 1,5 triệu loài sinh vật mới, với kích thước từ 1cm cho đến vài phần của mm.
Nhóm nghiên cứu cho biết phát hiện của họ có thể làm thay đổi suy nghĩ của chúng ta về sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới các đại dương trên thế giới. Các cuộc khám phá cho thấy đại dương đang bị tổn thương bởi các hoạt động của con người. Các nhà khoa học đã thống kê được khoảng 50.000 mảnh rác nhựa/2,5km2.
Loài tôm Emmanuel Reynaud.
Những mảnh rác nhựa này sẽ không phân hủy trong hàng trăm năm và chúng có thể xâm nhập vào chuỗi thức qua cá, chim biển và các loài động vật biển khác. Chất độc của chúng có thể ngấm vào nước biển và vào cơ thể con người qua hải sản.
“Chưa ai từng tiến hành những nghiên cứu trên quy mô như thế này trước đây. Chúng tôi sẽ tiếp tục phân tích các kết quả trong phòng thí nghiệm trong vài năm nữa. Mục đích của các nghiên cứu này là để hiểu các yếu tố, bao gồm ô nhiễm và thay đổi nhiệt độ trong việc tạo nên hệ sinh thái hiện nay”, tiến sĩ Chris Bowler, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết trên Daily Mail.
Tiến sĩ Chris Bowler cho biết thêm, nếu một loài sinh vật phù do nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ, nó có thể phát hủy chuỗi thức ăn mà nó tham gia và sau đó ảnh hưởng tới những người khai thác cá. Vì thế, các nhà khoa học muốn tìm ra vai trò của mỗi loài trong một hệ sinh thái biển, để từ đó có thể dự đoán các đại dương sẽ như thế nào trong vòng 50 hay 100 năm tới.