Hai nhà thực vật học đại học bang Iowa và các cộng sự của họ thuộc đại học Bắc Carolina đã khám phá ra một loài tre Bắc Mỹ khác ở khu vực đồi Appalachia. Đây là loại cỏ bản địa chịu rét thứ 3 được biết đến, 2 trong số đó đã được phát hiện cách đây hơn 200 năm.
Trúc đồi
Lynnn Clark, giáo sư khoa sinh thái học, sinh học tiến hóa và cơ thể sinh vật và nghiên cứu sinh Jimmy Triplett nghiên cứu về sự đa dạng và tiến hóa của tre cho biêt mặc dù loại cây mới này đã được người trong vùng biết đến nhưng vẫn chưa phát hiện ra những đặc trưng khác biệt của nó.
Loại thực vật này khác với 2 loại tre trước đó ở 1 điểm rất quan trọng đó là nó rụng là vào mùa thu, trong khi 2 loại kia là cành mềm và ở khu vực sông suối. Đó là lý do tại sao trông nó tương đối khác và là loại tre rụng lá hiếm thấy.
Clark là một chuyên gia nhận dạng tre tầm cỡ quốc tế và lấy làm thích thú với công việc của mình, bà đã phát hiện ra hơn 74 loại tre mới, phần lớn chúng ở Trung và Nam Mỹ.
Khám phá thứ 75 này của bà được đặc tên là Arundinaria appalachiana - tức là tre appalachiana. Giáo sư Clark, Triplett và Weakley vừa trải qua một quá trình phức tạp, họ bị buộc phải đặt tên một cách trịnh trọng và mô tả loại thực vật mới này.
Hai nhà thực vật học Lynn Clark và Jimmy Triplett là người nghiên cứu về sự đa dạng và tiến hóa của tre. Lần đầu tiên khi nghe về loại cây thân rỗng trên đồi (tạm gọi trúc đồi) từ nhà thực vật học Alan Weakley và khi họ nhìn thấy chúng, họ biết rằng chúng hoàn toàn khác. (Ảnh: Iowa State University) |
Những cây tre Bắc Mỹ
Có khoảng 1.400 loài tre đã được phát hiện. Trong số đó, khoảng 900 loài là nhiệt đới và 500 loài là ôn đới. Những cây tre Bắc Mỹ được phát hiện ở phía Đông và Đông Nam nước Mỹ từ phía Nam New Jersey đến Florida và phía Đông Texas. Loài thân rỗng sống (Arundinaria gigantea) là những cây thấp và mọc dọc bờ sông. Loài thân rỗng mềm (Arundinaria tecta) được tìm thấy ở những đầm lấy không có phù sa bồi tích, rừng thông, sồi cằn cỗi ẩm thấp và dọc theo bờ cát của những con suối.
Giáo sư Clark nói: "Hầu hết mọi người không biết về loại tre bản địa ở Mỹ, nhưng nó lại là loại thực vật sinh thái quan trọng, hiện tại nó đang được lưu tâm trong việc sử dụng cho những đề án tái tạo thảm thực vật nguyên do là vì nó là loại bản địa và được dùng làm nơi cư trú của nhiều loài động vật đặc biệt là chim chóc".
Thiết lập gia phả tre
Giáo sư Clark và Triplett xem những cây tre Bắc Mỹ đóng góp một phần quan cho các nhà thực vật học trên khắp thế giới nhằm phát triển gia phả các loại tre tiến hóa. Họ đang sử dụng kỹ thuật giải trình DNA cùng với phép phân loại thực vật truyền thống bao gồm những quan sát và mô tả dạng, cấu trúc, sinh thái và những đặc tính khác.
Bà muốn có 1 bức tranh tổng thể cách thức liên quan giữa các loại tre ôn đới, tóm tắt về những loại hiện có và so sánh những dấu hiệu khác. Họ biêt được mối liên hện gần gũi giữa những loại tre Bắc Mỹ không phải nằm ở khu vực Trung hay Nam Mỹ mà ở Đông Á.
Thành phần đặc trưng của tre Arundinaria appalachiana (Ảnh: J. Triplett) |
Tuy nhiên chúng ta sẽ không biết chính xác những cây tre ở đây tách biệt so với những loại ở khu vực Châu Á từ bao lâu. Và cũng không biết bằng cách nào chúng ta đưa ra kết luận là có 3 loài ở Bắc Mỹ và 500 loài ở Đông Á.
Dù các nhà thực vật học trước đây đã nghiên cứu những loại tre Bắc Mỹ, nhưng vẫn chưa có người nào nghiên cứu thực tế trên diện rộng để tìm hiểu và thu thập những loại thực vật hoang dã, và những câu hỏi còn sót lại là có thực sự có nhiều hơn hay chỉ là những loài đơn lẻ.
Năm 2003, với sự tài trợ của Hội Địa Lý Quốc Gia, giáo sư Clark và Triplett đã bắt đầu chuyến nghiên cứu về phía Đông Nam và phát hiện ra những cây thân rỗng mềm và sống ở song chính tại khu vực bản địa của chúng.
Họ thấy sự khác nhau
Giáo sư Clark cho biết khi mà họ thực sự nhìn thấy trên đồi, lập tức họ biết rằng có 2 tre loại đặc khác biệt, tuy nhiên vẫn nghe ngóng dò tìm xem có loại thứ 3 không và đó chính là trúc đồi.
Hai nhà thực vật học Lynn Clark và Jimmy Triplett là người nghiên cứu về sự đa dạng và tiến hóa của tre. Lần đầu tiên khi nghe về loại cây thân rỗng trên đồi này (tạm gọi trúc đồi) từ nhà thực vật học Alan Weakley và khi họ nhìn thấy chúng, họ biết rằng chúng hoàn toàn khác.
Ánh Phượng