Phát hiện bạch tuộc “siêu nhỏ” trên biển

Các nhà khoa học tại Hawaii, Mỹ, vừa phát hiện ra hai con bạch tuộc siêu nhỏ bám trên một thùng rác thải trôi lênh đênh trên biển.

Hai con bạch tuộc tí hon được các nhà khoa học bắt gặp khi đang dọn dẹp rác biển và theo dõi các rặng san hô khu vực công viên Lịch sử Quốc gia Kaloko-Honokohau ở vùng biển ngoài khơi Kailua-Kona, Hawaii.


Con bạch tuộc tí hon mới tìm thấy tại Hawaii.

Nhà khoa học nghiên cứu sinh thái biển Sallie Beavers của Công viên Lịch sử Quốc gia Kaloko-Honokohau cho biết, hai con bạch tuộc có kích cỡ chỉ lớn hơn hạt đậu xanh một chút.

Sallie Beavers cho rằng, hai con bạch tuộc tí hon này có thể là họ hàng của loài bạch tuộc đêm hay bắt gặp ở Hawaii có trọng lượng khoảng 5,4kg khi trưởng thành và khi di chuyển các xúc tu có thể sải dài đến 1m.


Hai con bạch tuộc này có kích thước rất nhỏ.

Trước đó, vào hồi đầu năm, các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra loài bạch tuộc tí hon khác có tên Wolfi chỉ có cân nặng 1 gram và dài khoảng 1,5cm.

Bạch tuộc Wolfi lần đầu tiên được phát hiện năm 1913 ở vùng biển Ấn Độ - Thái Bình Dương. Phải mất nhiều năm tìm kiếm các nhà khoa học mới phát hiện ra loài bạch tuộc Wolfi nhỏ bé này. Loài bạch tuộc Wolfi có thể bám vừa vặn trên đầu ngón tay.

Cập nhật: 26/10/2018 Theo Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video