Các nhà thiên văn từ Anh cho rằng trong lớp khí quyển trên cùng của các sao lùn nâu có thể tồn tại sự sống. Đó là nội dung bài báo đăng tải trong Thư viện điện tử arXiv.org.
"Để sản sinh sự sống không nhất thiết phải có hành tinh giống Trái đất với bề mặt rắn. Ngay từ năm 1976, Carl Sagan đã cho rằng trong những tầng trên cùng của hành tinh khí khổng lồ có thể tồn tại các sinh vật - "cánh buồm" và sinh vật "túi khí", hấp thụ năng lượng của mặt trời và trôi nổi theo dòng phát ra từ các lớp sâu của hành tinh", nhà khoa học Jack Yates từ Đại học Tổng hợp Edinburgh (Scotland) nhận định.
Các nhà khoa học cho rằng, ở nơi cao nhất của bầu khí quyển sao lùn nâu có thể có sự sống.
Các sao lùn nâu, mà ngôi sao đầu tiên trong loại này tìm thấy vào năm 1995, được các nhà thiên văn gọi là chủ thể quá độ giữa các ngôi sao và hành tinh. Trọng lượng của những "ngôi sao chưa thành hình" như vậy là quá nhỏ để sinh ra phản ứng nhiệt hạch trong lòng sâu của chính nó. Vì vậy các sao lùn nâu dần tắt và nguội mát.
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện một số tính chất lạ thường của sao lùn nâu sự hiện diện của thời tiết, có chì và các khoáng sản "đám mây" cùng những chất khác. Điều đó thúc đẩy các nhà khoa học đến ý tưởng cho rằng những ngôi sao tương tự có thể là trung tâm của sự sống, như "cánh buồm" và "túi khí" mà Carl Sagan đã nói tới.
Như thể hiện qua các tính toán, ngay cả trong trường hợp không có các luồng không khí bốc lên từ các lớp sâu của sao lùn nâu, thì trong bầu khí quyển của những ngôi sao này vẫn có thể tồn tại vi khuẩn, kích thước nhỏ hơn vi khuẩn điển hình trên Trái đất khoảng 10 lần.