Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát hiện một loại virus mới ẩn nấp dưới đáy rãnh Mariana, nơi sâu nhất trên trái đất.
Chủng virus này được tìm thấy trong lớp trầm tích của rãnh Mariana ở Thái Bình Dương.
Nhà virus học Min Wang tại Đại học Hải dương Trung Quốc, người đứng đầu nghiên cứu, nói: “Bất cứ nơi nào có sự sống, bạn có thể đặt cược rằng ở đó có virus”.
Virus mới được phát hiện là một thể thực khuẩn, có nghĩa là “kẻ ăn vi khuẩn". Chúng tồn tại bằng cách lây nhiễm và nhân lên bên trong vi khuẩn.
Vi khuẩn bị nhiễm virus thường được tìm thấy trong trầm tích nằm sâu dưới đáy đại dương và trong các miệng phun thủy nhiệt, hoặc các khe hở dưới đáy biển giải phóng các dòng nước nóng. (Ảnh minh họa: NOAA).
Ông Yue Su, một trong những tác giả của nghiên cứu, cho biết việc phân lập và tìm hiểu thêm về gien của vi khuẩn sẽ có lợi cho con người. Điều đó có thể giúp bảo vệ con người khỏi bị nhiễm trùng do vi khuẩn, đặc biệt là trong thời đại lạm dụng kháng sinh ngày nay cùng với sự gia tăng của vi khuẩn kháng kháng sinh.
Ông Su lưu ý nghiên cứu hiện tại cho thấy chưa có tiền lệ về việc các thể thực khuẩn như virus được tìm thấy trong trầm tích đại dương lây nhiễm cho con người và sinh vật biển, bởi vì vật chủ của nó là vi khuẩn.
Do đó, nhóm nghiên cứu có thể bảo quản chủng virus mới trong phòng thí nghiệm thông thường ở nhiệt độ khoảng 4 độ C.
Nhóm nghiên cứu vừa công bố phát hiện này trên tạp chí Microbiology Spectrum.
Theo báo cáo, chủng virus mới được tìm thấy trong lớp trầm tích ở độ sâu 9km dưới mực nước biển tại rãnh Mariana, nơi có điểm sâu nhất gần 11km.
Vi khuẩn bị nhiễm virus thường được tìm thấy trong trầm tích sâu dưới đại dương và trong các miệng phun thủy nhiệt, hoặc những khe hở dưới đáy biển giải phóng các dòng chảy nóng.
“Theo hiểu biết của chúng tôi, đây chính là thể thực khuẩn biệt lập sâu nhất được biết đến trong đại dương toàn cầu”, nhà virus học Min Wang nói.
Theo ông Wang, phân tích vật liệu di truyền của virus cho thấy sự tồn tại của một họ virus trong đại dương mà trước đây chưa từng được biết đến. Nó cũng mang lại những hiểu biết mới về các thể thực khuẩn dưới biển sâu và sự tương tác giữa thể thực khuẩn và vật chủ.
Loại virus mới này được xác định là vB_HmeY_H4907 và phân tích của nhóm cho thấy nó có cấu trúc tương tự vật chủ.
Virus này có khả năng sinh ly, nghĩa là nó xâm nhập và nhân lên bên trong vật chủ và thường không tiêu diệt tế bào vi khuẩn.
Ví dụ, biến đổi khí hậu và nhiệt độ đại dương tăng cao ảnh hưởng đến dòng hải lưu và trầm tích. Ông Su cho biết nhóm nghiên cứu suy đoán những yếu tố môi trường này có thể tác động đến áp lực sinh tồn đối với virus khi quá trình trao đổi chất của vật chủ thay đổi do những thay đổi trong đại dương.
Do đó, yếu tố đó có khả năng dẫn đến sự gia tăng của các loại virus mới, nhưng hiện tại chưa có nghiên cứu nào về lĩnh vực này.
Theo ông Wang, phát hiện này cũng dẫn đến những câu hỏi và nghiên cứu mới xung quanh việc làm thế nào virus vẫn tồn tại trong môi trường khắc nghiệt và tách biệt, cũng như cách chúng cùng tiến hóa cùng với vật chủ.
Nhóm nghiên cứu muốn tiếp tục điều tra sự tương tác giữa virus biển sâu và vật chủ, đồng thời tìm kiếm virus mới ở những nơi khắc nghiệt khác.
Nhà virus học Min Wang khẳng định, môi trường khắc nghiệt là nơi mang lại triển vọng tối ưu cho việc phát hiện các loại virus mới.