Phát hiện cực sốc về thứ khiến ma mút tuyệt chủng

Căn bệnh gây phiền toái cho nhiều người ngày nay có thể từng là lý do khiến loài ma mút khổng lồ không còn trên địa cầu.

Viết trên tạp chí khoa học Earth History and Biodiversity, một nhóm tác giả từ Israel, Ý và Nga chỉ ra chứng dị ứng phấn hoa có thể giải thích sự tuyệt chủng của loài ma mút.

Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng vào cuối kỳ băng hà, vùng sinh sống của loài vật khổng lồ này có thể bị bao trùm bởi những "đám mây" đầy phấn hoa.


Sự trỗi dậy của thực vật hậu kỷ băng hà lại có thể là nguyên nhân khiến ma mút tuyệt chủng - (Ảnh minh họa AI: ANH THƯ).

Nhóm nghiên cứu đã tập trung vào voi ma mút lông xoăn (Mammuthus primigenius) sống trong kỷ băng hà khoảng 2,6 triệu đến 11.700 năm trước.

Sau kỷ băng hà, quần thể ma mút lông xoăn sụt giảm nghiêm trọng. Đến 10.000 năm trước, chỉ còn một quần thể nhỏ vẫn sống sót trên đảo Wrangel ở biệt lập phía Đông Bắc nước Nga cho đến khoảng 4.000 năm trước.

Nguyên nhân khiến sinh vật khổng lồ này biến mất vẫn còn gây tranh cãi. Có nhiều lý do được đưa ra: Tình trạng cận huyết, bị con người săn bắt quá mức, thay đổi môi trường...

Theo Live Science, nghiên cứu mới đã tái hiện lại môi trường thời kỳ chuyển đổi từ kỷ băng hà sang thời kỳ ấm áp sau đó.

Sự thay đổi đột ngột đã làm bùng nổ thảm thực vật tại vùng đất giá lạnh nơi ma mút sinh sống, bao gồm nhiều hoa đến mức đủ tạo thành các đám mây phấn hoa.

Đó sẽ là một thảm kịch đối với giống loài nhiều đời sống trong vùng băng giá, không quen tiếp xúc phấn hoa và lại có khứu giác rất tốt.

Các tác giả lập luận rằng dị ứng có thể đã làm gián đoạn một số chức năng quan trọng của đời sống voi ma mút.

Chúng sử dụng khứu giác để tìm thức ăn và bạn tình, để định hướng trong quá trình di cư và trốn tránh kẻ săn mồi, vì vậy, chính chiếc vòi nhạy bén, khéo léo đã khiến ma mút diệt vong.

Các kết quả nghiên cứu này mới chỉ là giả thuyết được đưa ra dựa trên lập luận về các yếu tố môi trường, sinh học của loài.

Các tác giả kỳ vọng sẽ tìm thấy bằng chứng trực tiếp trong các nghiên cứu tiếp theo.

Một cách để xác nhận xem ma mút có bị dị ứng hay không là kiểm tra dạ dày của các "xác ướp" tự nhiên từng được tìm thấy ở vùng băng giá Siberia, vốn có thể còn lưu trữ dấu tích của phấn hoa và các thực vật dễ gây dị ứng.

Tiếp theo, để xác định xem những hóa chất này có thực sự gây ra phản ứng dị ứng ở ma mút hay không, các nhà nghiên cứu đề xuất tìm kiếm các protein hệ thống miễn dịch mà cơ thể sản xuất trong quá trình phản ứng dị ứng.

Một trong những protein chính là immunoglobulin E (IgE), được sản xuất trong ruột và sau đó thải ra ngoài. Vì vậy, việc thử nghiệm phân voi ma mút hóa thạch có thể giúp ích.

Hiện tại, có một bằng chứng ủng hộ mạnh mẽ giả thuyết này: Các mẫu DNA cổ đại chỉ ra rằng những con ma mút lông xoăn cuối cùng từ đảo Wrangel đã mất khả năng ngửi một số loại cây có hoa.

Cập nhật: 28/09/2024 NLĐ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video