Phát hiện dấu hiệu của các sao đầu tiên trong vũ trụ

Các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm du hành không gian Goddard của Cơ quan Hàng không và Không gian Hoa Kỳ (NASA) vừa tuyên bố họ đã thu nhận được các bức xạ có thể là dấu hiệu tồn tại của những ngôi sao đầu tiên được hình thành trong buổi bình minh của vũ trụ. Những ngôi sao này là viên gạch hình thành nên hệ thống các sao hiện nay, trong đó có mặt trời của chúng ta.

Các nhà thiên văn học tin rằng vũ trụ được hình thành sau một vụ nổ lớn cách đây 13,7 tỉ năm, và chìm vào bóng tối trong khoảng từ 100-200 triệu năm. Sau đó, khi các nguyên tử hidro bắt đầu kết hợp và giải phóng năng lượng, tạo thành những ngôi sao cực nóng và sáng, có khối lượng lớn hơn từ vài trăm đến một triệu lần so với mặt trời. Những ngôi sao này chỉ tồn tại khoảng thời gian ngắn ngủi vài triệu năm. Tàn tích còn sót lại của chúng có thể chính là bức xạ mà các nhà nghiên cứu NASA thu được.

Nhà thiên văn NASA Alexander Kashlinsky cho biết những bức xạ thu nhận được là thông tin hữu hình và đáng tin cậy đầu tiên, về những ngôi sao này. Phát hiện này, nếu được khẳng định là chính xác, sẽ giúp cho các nhà khoa học xác định xem các ngôi sao sau này được hình thành như thế nào.

Hiếu Trung (Theo AP, Guardian Limited)

Theo Tuổi Trẻ Online
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video