Phát hiện dấu hiệu của nước trên bề mặt sao chổi

Tàu vũ trụ Rosetta, hiện đang trong quỹ dạo quay quanh sao chổi 67P/Churyumov – Gerasimenko, đã phát hiện 120 đốm sáng trên bề mặt sao chổi với diện tích ít nhất là 2m.

Tàu vũ trụ Rosetta tìm thấy dấu hiệu của nước trên bề mặt sao chổi

Nhiều mảng nước đóng băng lốm đốm được phát hiện trên bề mặt của một sao chổi, theo quan sát từ một vệ tinh châu Âu.

Tàu vũ trụ Rosetta, hiện đang trong quỹ dạo quay quanh sao chổi 67P/Churyumov – Gerasimenko, đã phát hiện 120 đốm sáng trên bề mặt sao chổi với diện tích ít nhất là 2m. Trong khi thành phần của các đốm sáng này vẫn đang được xem xét, những điểm này có xu hướng nằm trong vùng được chiếu sáng bởi ánh nắng mặt trời. Các nhà nghiên cứu cũng chú ý rằng không có thay đổi gì đáng kể với những đốm sáng sau một tháng quan sát.

Antoine Pommerol, nhà vật lý học ở đại học Bern đã nói: “Nước đóng băng là một giải thích xác đáng nhất cho sự xuất hiện và tính chất của những đốm sáng này”.


Địa điểm của 6 khối băng khác nhau trên bề mặt sao chổi 67P/Churyumov – Gerasimenko

“Tại thời điểm quan sát, sao chổi ở khoảng cách vừa đủ với mặt trời mà tại đó tỉ lệ nước đóng băng bốc hơi sẽ ít hơn 1mm một giờ” Pommerol nói, người dẫn đầu cuộc nghiên cứu những đốm sáng. “Ngược lại, nếu lượng cacbon dioxit hay cacbon monoxit đã được tiếp xúc, nó sẽ bốc hơi ngay lập tức nếu được chiếu sáng bởi cùng lượng ánh sáng mặt trời. Như vậy, chúng ta không mong chờ được thấy loại băng như vậy ổn định trên bề mặt của sao chổi”.

Những điểm sáng này sáng gấp 10 lần so với độ sáng bề mặt trung bình của sao chổi, đo được bởi tàu vũ trụ Rosetta. Đôi khi chúng xuất hiện cùng lúc, đôi khi chúng xuất hiện ở đáy vực. Nhóm nghiên cứu phỏng đoán rằng khi bờ vực bị xói mòn hay sụp đổ, làm hiện ra những vật chất bên dưới bề mặt bụi bặm.

Ở những địa điểm khác, các đốm sáng được quan sát một mình. Các nhà khoa học tin rằng những vật thể này được nâng lên khỏi bể mặt khi chuyển động của sao chổi tích cực hơn. Những vật thể này, dù sao cũng không di chuyển đủ nhanh để thoát khỏi trọng lực của sao chổi.


Cận cảnh các khối băng của sao chổi

Các sao chổi thường được biết là giàu trữ lượng băng, dựa vào những dấu vết chúng để lại phía sau. Khi sao chổi tiếp cận mặt trời, sức nóng của ngôi sao làm ấm bề mặt sao chổi, khiến băng tan. Quá trình này cũng giải phóng các đám bụi gần khối băng. Nhưng không phải tất cả bụi đều biến mất, làm cho bề mặt sao chổi trở nên tối tăm hơn khi số bụi đó trở lại bề mặt.

Không rõ khối băng được hình thành khi nào, nhưng có hai giả thuyết. Giả thuyết đầu tiên là khi 67P ở gần Mặt trời, 6.5 năm trước, hoạt động của sao chổi đẩy các khối băng vào vùng tối của nó, bảo vệ sao chổi khỏi mặt trời. Giả thuyết khác, có lẽ cacbon monoxit và cacbon dioxit dưới bề mặt đã đẩy các khối băng khi sao chổi di chuyển.

Kết quả quan sát được đăng trong tờ Thiên văn học và Vật lý thiên văn, dựa trên trên những quan sát từ camera OSIRIS cuối tháng 9, một tháng sau khi Rosetta đến sao chổi.

Theo Khoa học thú vị
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video