Tàu du hành Rosetta của Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) vừa tiến hành đo nhiệt độ cho sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko, thủ thuật lần đầu tiên được con người thực hiện.
Kết quả cho thấy, bề mặt sao chổi này quá nóng để có thể được bao phủ bằng băng, mà thay vào đó là lớp vỏ đầy bụi và rất tối, theo Space.com.
Ảnh minh họa
Quá trình quan sát sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko đã được thực hiện nhờ vào thiết bị quang phổ kế hình ảnh nhiệt và hồng ngoại VIRTIS, diễn ra từ ngày 13 đến 21/7, khi Rosetta tiếp cận mục tiêu với khoảng cách trên 5.000 đến 14.000 km.
Ở khoảng cách này, cảm biến của thiết bị đủ sức thu thập ánh sáng hồng ngoại tỏa ra từ toàn bộ sao chổi, cho phép các nhà khoa học xác định nhiệt độ bề mặt của nó vào khoảng 70 độ C.
Lúc đó, sao chổi đã cách mặt trời khoảng 555 triệu km, tức gấp 3 lần so với khoảng cách mặt trời - Trái đất, có nghĩa là ánh sáng chỉ còn khoảng 1/10.
Trên thực tế, mức nhiệt độ 70 độ C đã cao hơn dự đoán trước đây khoảng 20 - 30 độ C, nên sao chổi không thể nào được bao phủ bằng băng.
Cũng trong hè năm 2014, lịch sử thám hiểm không gian đã ghi nhận cột mốc mới: lần đầu tiên một thiết bị của nhân loại tiếp cận một sao chổi và bắt đầu nghiên cứu nó.