Phát hiện điện thoại 1200 năm tuổi cổ nhất thế giới

Các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở khu tàn tích Chan Chan thuộc Peru một thiết bị liên lạc tinh vi, có niên đại khoảng 1.200 - 1.400 năm trước.

Tìm thấy điện thoại cổ nhất thế giới

Theo Acient Origins, đây là bằng chứng về sự phát triển của cộng đồng người Chimu, sống ở vùng ven biển thuộc thung lũng Río Moche, Bắc Peru.

"Chỉ có duy nhất một cái điện thoại được tìm thấy. Điều độc đáo là nó đến từ một xã hội bản địa không có chữ viết", Ramiro Matos, người phụ trách Bảo tàng quốc gia Người da đỏ (NMAI) cho biết.


Chiếc điện thoại cổ nhất thế giới. (Ảnh: Acient Origins).

Chiếc "điện thoại" đầu tiên này là một thiết bị truyền dẫn lời nói thô sơ - phổ biến như một thứ đồ chơi ở thế kỷ 19, gồm hai lon rỗng có đáy được nối với nhau bằng một sợi dây. Người áp lon rỗng vào tai có thể nghe được tiếng của người kia.

Thiết bị cổ đại này có cấu tạo gồm hai chỏm của quả bầu, nối với nhau bằng một sợi dây. Hai chỏm bầu, dài khoảng 9 cm được quét nhựa cây để bảo quản, hoạt động như máy thu phát âm thanh. Cuối mỗi chỏm còn được căng một lớp màng có tác dụng như màng rung. Dây nối hai chỏm được làm bằng sợi bông bện lại, dài gần 23m.

Những nghiên cứu đầu tiên về điện thoại có từ năm 1833, tuy nhiên, thiết bị này có niên đại trước đó hơn 1.000 năm. Tuy không thể trực tiếp kiểm tra hoạt động của nó, nhưng các nhà khoa học cũng có thể đoán được nó hoạt động thế nào. Vấn đề tiếp theo cần tìm hiểu là người Chimu dùng nó vào mục đích gì.

Xã hội người Chimu là xã hội có sự phân hóa tầng lớp, do đó thiết bị này phải thuộc sở hữu của tầng lớp quý tộc hoặc linh mục, như một loại đồ vật có giá trị cao, Matos cho biết.

Chiếc điện thoại quý, với khả năng truyền tiếng nói "huyền diệu" tới tai người nghe là "một thiết bị được thiết kế cho truyền thông cấp cao", theo Matos. Ứng dụng của nó có thể là để những người mới tu tập hoặc trợ lý liên lạc các tầng lớp cao cấp hơn qua các buồng và phòng chờ, mà không cần gặp trực tiếp. Do đó, an ninh sẽ được đảm bảo hơn.

Ngoài ra, đây còn có thể là công cụ thị uy. Giọng nói phát ra từ một thiết bị cầm tay có thể khiến người nghe bị sốc và thuyết phục rằng bề trên hoặc linh mục cực kỳ quan trọng.


Toàn bộ thành phố Chan Chan xây từ bùn. (Ảnh: Carlos Adampol Galindo).

Thiết bị này từng thuộc sở hữu của Baron Walram V. Von Schoeler, một quý tộc người Phổ. Ông tham gia nhiều cuộc khai quật khảo cổ ở Peru vào những năm 1930 và có thể đã tìm được chiếc điện thoại ở tàn tích Chan Chan.

Ông đã hiến tặng bộ sưu tập của mình cho nhiều bảo tàng khác nhau. Chiếc điện thoại cuối cùng được lưu giữ ở Bảo tàng quốc gia Người da đỏ, bang Maryland, Mỹ. Tại đây, nó được bảo quản trong điều kiện nghiêm ngặt, và là một trong những vật báu của bảo tàng.

Theo nhà nhân chủng và khảo cổ học Matos thì người Chimu rất khéo léo và sáng tạo, có một nền kỹ thuật xây dựng ấn tượng, thể hiện ở hệ thống kênh thủy lợi và các đồ vật bằng kim loại có độ tinh xảo cao.

Người Chimu là thần dân vương quốc Chimor, thủ đô là Chan Chan (Mặt Trời) - thành phố xây dựng bằng gạch bùn lớn nhất thế giới. Chan Chan rộng khoảng 20km2, dân số cao nhất 100.000 người năm 1200. Thành phố được được trang trí công phu bằng nhiều công trình điêu khắc, phù điêu, tranh tường. Văn hóa Chimu đạt đỉnh cao vào khoảng năm 900, nhưng bị người Inca xâm lược vào năm 1470.

Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video