Phát hiện hai bức tường cổ dưới lòng đất tại Bình Thuận

Ông Nguyễn Xuân Lý - Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bình Thuận cho biết: Liên tiếp trong thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã phát hiện nhiều di tích cổ, cổ vật có giá trị. Đây là những phát hiện mới, có giá trị khảo cổ, làm rõ thêm những đặc điểm về nền văn hóa cổ xưa tồn tại trên địa bàn.

Theo ông Nguyễn Xuân Lý, gần đây nhất là vào cuối tháng 10/2012, trong khi thi công công trình bảo vệ tháp Pô Tằm của người Chăm tại xã Phú Lạc (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) đã phát hiện 2 bức tường cổ chôn sâu dưới lòng đất. Hai bức tường được xây bằng gạch nằm giữa nhóm tháp Bắc và Nam.


Con đường lên tháp Pô Tằm có hai bức tường gạch mới được
phát hiện vào tháng 10/2012. (Ảnh: baobinhthuan.com.vn)

Mỗi tường cao 190cm, dày 65cm, khoảng cách hai bức tường là 246cm, trong lòng có nhiều lớp gạch được đặt bằng phẳng. Theo nhận định ban đầu có thể đây là 2 bức tường của người Chăm xây cùng thời với tháp Pô Tằm khoảng thế kỷ thứ 8.

Bảo tàng tỉnh Bình Thuận đang khảo sát và sẽ tiến hành khai quật để nghiên cứu khu vực này.

Bảo tàng Bình Thuận cũng đã tiếp nhận 299 món cổ vật như: bình, đĩa, chén, ấm đất nung, bình tráng men xanh… Đây là số cổ vật do ngư dân khai thác được trên vùng biển Bình Thuận trong tháng 10/2012.

Số cổ vật này đã được đưa về Bảo tàng Bình Thuận để tiến hành giám định và phục vụ nghiên cứu, khảo cổ. Theo nhận định của các nhà chuyên môn, đây là đồ cổ thuộc thế kỷ XV…

Tại khu vực giáp ranh giữa hai huyện Hàm Thuận Bắc và Bắc Bình cũng đã phát hiện một di tích của người Chăm xưa với những kiến trúc như: đế tháp, tường tháp, đầu tượng thần Shiva... Ông Nguyễn Xuân Lý cho biết: đây là những phát hiện hết sức quan trọng, có giá trị về khảo cổ, góp phần làm rõ nền văn hóa tồn tại lâu đời tại tỉnh Bình Thuận.

Về di tích Phú Trường (thị trấn Phú Long, huyện Hàm Thuận Bắc), sau thời gian khai quật, các nhà khảo cổ khẳng định Phú Trường là một di tích thuộc văn hóa Sa Huỳnh.

Ông Nguyễn Văn Cường - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam cho biết: Hiện nay Bình Thuận có rất nhiều di tích Sa Huỳnh. Hầu như trên cồn cát ven biển dọc các huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc điều có di tích dạng này. Tuy nhiên các di tích này đang có nguy cơ bị xóa sổ bởi nạn dò tìm cổ vật trái phép; hoạt động khai thác cát và các hoạt động dân sinh khác... Do đó cần phải nhanh chóng khoanh vùng để bảo vệ di tích.

Theo Báo Tin Tức
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video