Phát hiện hành tinh có năm dài chưa từng thấy

Các nhà thiên văn học đã phát hiện hành tinh ngoài Hệ mặt trời có năm dài nhất, tới 704 ngày.

Hành tinh Kepler-421b, mất gần 2 năm Trái đất để quanh một vòng xung quanh ngôi sao chủ của nó. Các nhà thiên văn học cho biết phần lớn trong số hơn 1.800 hành tinh ngoài Hệ mặt trời được phát hiện cho tới nay đêu có khoảng cách gần sao chủ và có quỹ đạo ngắn hơn nhiều so với hành tinh Kepler-421b.


Ảnh minh họa hành tinh Kepler-421b quay quanh ngôi sao Kepler-421.

“Phát hiện hành tinh Kepler-421b là một điều vô cùng may mắn”, tiến sĩ David Kipping, người đứng đầu nhóm nghiên cứu tại Trung tâm vật lý học thiên thể Harvard-Smithsonian (Mỹ), cho biết. “Một hành tinh cách sao chủ càng xa, nó càng ít di chuyển qua sao chủ khi quan sát từ Trái đất”.

Hành tinh Kepler-421b nằm cách ngôi sao màu cam Kepler-421 khoảng 177 triệu km, trong khi ngôi sao Kepler-421 lạnh hơn và mờ hơn Mặt trời. Điều này khiến hành tinh có kích cỡ tương đương sao Thiên Vương có nhiệt độ dưới -93 độ C.

Các nhà thiên văn học đã phát hiện hành tinh Kepler-421b sau khi phân tích những dữ liệu gửi về từ tàu vũ trụ Kepler của Cơ quan hàng không Mỹ (NASA). Tàu Kepler đã quan sát Kepler-421 suốt 4 năm, nhưng chỉ phát hiện hành tinh Kepler-421b đi qua ngôi này 2 lần.

Ngôi sao Kepler-421 được xác định nằm cách Trái đất của chúng ta khoảng 1.000 năm ánh sáng. Nó thuộc chòm sao Lyra.

Theo Vietnamnet, Daily Mail
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video