Phát hiện hành tinh mới cách Trái đất 21 năm ánh sáng

Kính thiên văn Spitzer Space của cơ quan hàng không NASA vừa phát hiện một hành tinh được cấu tạo từ đá giống như Trái Đất và nằm cách chúng ta chỉ có 21 năm ánh sáng, gần nhất trong số các hành tinh đá từng được tìm thấy.

Phát hiện hành tinh "hàng xóm" của Trái Đất

Nó nằm gần hơn rất nhiều so với hành tinh "Earth 2.0" (1.400 năm ánh sáng) mà người ta vừa phát hiện gần đây. Hành tinh này to hơn Trái Đất 1,6 lần, nặng hơn 4,5 lần, cũng bay quanh một Mặt Trời như Trái Đất nhưng đáng tiếc là nó bay quá gần (bay một vòng mất có 3 ngày) nên con người sẽ không thể sinh sống được và trong tương lai sẽ chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu là chính.


Ảnh dựng mô phỏng hành tinh HD 219134b​

Hành tinh này có tên HD 219134b thuộc chòm sao Cassiopeia, chúng ta không thể nhìn thấy nó bằng mắt thường nhưng có thể tự nhìn thấy ngôi sao mà nó đang bay quanh (xem hình và video bên trên). Mặc dù không có nhiều ý nghĩa về mặt sinh sống nhưng đây sẽ là một nguồn thư viện tuyệt vời cho kính thiên văn tìm hiểu và nghiên cứu sâu thêm về bản chất cũng như quá trình hành thành của các hành tinh.


Cách xác định vị trí của HD 219134b bằng mắt thường, chấm sáng nhỏ được khoanh tròn thực chất là ngôi sao mà hành tinh HD 219134b đang bay quanh

Mặc dù các điều kiện cơ bản như kích thước và trọng lượng đều khá lý tưởng so với Trái Đất, nhưng do bay quá gần Mặt Trời của nó nên nước không thể tồn tại nổi dưới sức nóng quá lớn. Và đây cũng chính là nguyên do khiến chúng ta không thể sinh sống được trên hành tinh này. Nhưng bù lại các nhà khoa học có thể tận dụng khoảng cách rất gần này để tìm hiểu kỹ hơn về nó, thông qua các kính thiên văn mới ví dụ như kính James Webb Space sẽ được phóng lên vào năm 2018. Những hành tinh tương tự như HD 219134b có rất nhiều trong vũ trụ nhưng đáng tiếc là chúng ta chưa hiểu nhiều về chúng, việc có một hành tinh nằm gần như "hàng xóm" như thế này khiến cho người ta cảm thấy rất hào hứng vì giống như có một kho sách nằm kế bên có thể lục ra đọc nghiên cứu bất kỳ lúc nào mà không cần phải đi đâu xa.


Ảnh dựng mô tả hành tinh HD 219134b đang bay quanh mặt trời của nó​

Ngoài hành tinh nói trên, người ta còn biết có ít nhất 3 hành tinh khác cũng đang bay quanh mặt trời này. Một cái bay hết một vòng Mặt Trời mất 6,8 ngày, một cái mất 47 ngày còn cái kia thì mất tới 1.190 ngày, quá cách biệt so với chu kỳ bay 365 ngày của chúng ta. Nếu xét hai hệ Mặt Trời có nhiệt độ như nhau, các hành tinh bay xung quanh nào bay càng lâu có nghĩa là nó càng nằm xa Mặt Trời thì nhiệt độ nhận được từ Mặt Trời sẽ càng ít, ngược lại bay càng nhanh càng nằm gần Mặt Trời thì sẽ càng nóng, cả hai đều rất khó để con người sinh sống.

Theo Tinhte.vn
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video