Phát hiện hành tinh "phượng hoàng", già hơn cả Trái đất

Các nhà thiên văn học đã tìm thấy một hành tinh khiến họ hoài nghi về sự tồn tại của nhóm hành tinh được gọi là Hải Vương tinh nóng và về tương lai của Trái đất.

Hành tinh được đề cập có tên gọi TIC365102760 b, nhưng biệt danh lại là "phượng hoàng" do khả năng duy trì khí quyển bất chấp vị trí ở sát sao trung tâm.

Khoảng cách của TIC365102760 b và sao trung tâm gần hơn gấp 6 lần so với sao Thủy-Mặt trời. Sao trung tâm là sao khổng lồ đỏ, tức đang ở giai đoạn kế tiếp của quá trình tiến hóa các sao như mặt trời chúng ta, theo báo cáo đăng trên chuyên san The Astrophysical Journal.


Hình ảnh mô phỏng hành tinh TIC365102760 b. (Ảnh: ĐẠI HỌC JOHNS HOPKINS).

Việc ở quá gần sao trung tâm khiến hành tinh trở nên nóng hơn. Nhiệt độ nóng và mưa hạt không ngừng nghỉ đến từ sao trung tâm lẽ ra đã thổi bay khí quyển của hành tinh.

TIC365102760 b có kích thước lớn gấp 6,2 lần Trái đất, tức lọt vào nhóm Hải vương tinh. Các nhà thiên văn học đã chứng kiến nhiều hành tinh lớn hơn và trẻ hơn bị tước đoạt khí quyển do khoảng cách gần sao trung tâm.

Thế nhưng, TIC365102760 b dường như là một ngoại lệ.

"Hành tinh này không phát triển theo hướng mà chúng ta dự đoán, nó vẫn còn khí quyển lớn và mỏng hơn so với dự kiến", tác giả báo cáo Sam Grunblatt của Đại học Johns Hopkins cho biết. Theo ông, đến nay vẫn chưa rõ tại sao TIC365102760 b vẫn có thể duy trì được khí quyển của nó.

Kính viễn vọng TESS của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) là công cụ đầu tiên phát hiện hành tinh "phượng hoàng". Và Đài thiên văn Keck tiếp tục khám phá thêm những đặc điểm của hành tinh này.

"Đây là hành tinh nhỏ nhất mà chúng ta từng phát hiện ở gần một trong các sao khổng lồ đỏ, và có lẽ là hành tinh có khối lượng thấp nhất", theo chuyên gia Grunblatt.

Quá trình khí quyển bị tước đoạt ở hành tinh "phượng hoàng" đang diễn ra vô cùng chậm rãi, và có lẽ khí quyển vẫn tồn tại vào thời điểm cái chết ập đến hành tinh này.

Theo thời gian, các sao khổng lổ đỏ có thể phình ra thêm hàng chục triệu km, gây ảnh hưởng đến quỹ đạo của những hành tinh xung quanh chúng. Trong quá trình này, hành tinh có thể bị cuốn vào sao trung tâm và bị hủy diệt. Đó là vận mệnh của hành tinh "phượng hoàng" trong khoảng 100 triệu năm nữa.

Đó cũng có thể là vận mệnh của Trái đất. Trong khoảng 5 tỉ năm nữa, mặt trời sẽ phình to và "nuốt chửng" sao Thủy, sao Kim và nhiều khả năng cả Trái đất.

Cập nhật: 08/06/2024 Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video