Lần đầu tiên trong lịch sử chinh phục không gian, các chuyên gia đã có thể phát hiện một hành tinh "tàng hình" trước những kính viễn vọng hiện đại nhất, nhờ vào việc xác định được lực hấp dẫn của nó tác động đến quỹ đạo của hành tinh kế cận.
Kính viễn vọng không gian Kepler của NASA đã tìm thấy một cặp hành tinh xa lạ, được tạm gọi là Kepler-19b và Kepler-19c. Tuy nhiên, Kepler-19c được phát hiện sau Kepler-19b, và hoàn toàn khuất hẳn khỏi tầm quan sát của Kepler. Khi chú ý phân tích, các chuyên gia chợt nhận thấy thời gian di chuyển quanh quỹ đạo của hành tinh 19b không đồng nhất, thường sớm hoặc trễ hơn tính toán.
Lực hút từ 19c đã làm thay đổi quỹ đạo cố định của hành tinh láng giềng. Cả hai hành tinh trên đều thuộc chòm sao Thiên Cầm, và chúng cách trái đất khoảng 650 năm ánh sáng. Đây là lần đầu tiên các chuyên gia áp dụng thành công phương pháp TTV, biến thiên thời gian trung chuyển, để phát hiện được một hành tinh ngoài hệ mặt trời. Trước đó, họ đã dùng TTV để dự đoán sự tồn tại của Hải Vương tinh nhờ vào quỹ đạo thay đổi của Thiên Vương tinh.
Hành tinh Kepler19c